Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33274174
Nấm gây bệnh trên chuối đến châu Mỹ
Thứ tư, 11-09-2019 | 08:30:37

Châu Mỹ là khu vực sản xuất và cung cấp hầu hết lượng chuối cho thị trường thế giới. Do đó việc bị nhiễm nấm đang ảnh hưởng đến giống chuối thương mại sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế các quốc gia này cũng như thị trường quốc tế.

 

Các nhà khoa học cho biết, một loại nấm gây bệnh trên chuối ở châu Á và Úc trong nhiều thập kỷ nay đã lan truyền đến châu Mỹ. Chính phủ Colombia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào ngày 8/8/2019 sau khi kết quả từ phòng thí nghiệm xác nhận sự hiện diện của nấm Fusarium có khả năng gây héo các cây nhiệt đới (TR4). Đây là lần đầu tiên TR4 xuất hiện ở châu Mỹ. Viện Nông nghiệp Colombia (ICA), một cơ quan liên bang được giao nhiệm vụ giám sát tình hình phát triển các cây nông nghiệp ở nước này, thông báo: cho đến nay khoảng 175 ha đã bị ảnh hưởng  bởi TR4. “Sự lây lan của TR4 ở châu Mĩ Latin là vấn đề hết sức nghiêm trọng bởi nó là một loại bệnh dịch rất khó để kiểm soát,” giáo sư Gert Kema, một chuyên gia về chuối hàng đầu thế giới và phụ trách bộ môn bệnh học thực vật nhiệt đới tại trường đại học Wageningen ở Hà Lan và đang tham gia nhóm nghiên cứu quốc tế phân tích cây chuối ở Colombia.


Các quan chức Colombia đã cách ly bốn trang trại trên bán đảo Guajira ở phía Bắc của đất nước vào tháng 6 vừa qua khi lần đầu tiên nghi ngờ TR4 là thủ phạm dẫn đến sự héo rụi của các cây chuối trong khu vực này. Nhưng hiện tại, các nhà khoa học còn lo sợ loại nấm này đã lan rộng ra khỏi khu vực cách ly và có thể đe dọa tình hình sản xuất chuối ở châu Mỹ trong nhiều thập kỷ tới.


Nấm TR4 đã lây nhiễm trên một số giống chuối và mã đề, nhưng điều lo ngại là nó đặc biệt có hại cho chuối Cavendish, giống chính được bán trong các cửa hàng tạp hóa của Cocombia và chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của quốc gia này.


“Do tiến triển chậm nên việc lây lan dịch bệnh này sẽ mất một thời gian nhất định, Randy Ploetz, một nhà nghiên cứu bệnh học thực vật tại Đại học Florida ở Homestead cho biết. “Nhưng cuối cùng sẽ dẫn đến việc không thể sản xuất chuối Cavendish cho thương mại quốc tế”.


Chủng TR4 - bắt đầu tàn phá chuối Cavendish ở châu Á vào những năm 1990, sau đó lan sang Úc và sau đó là châu Phi - lây nhiễm cho cây chuối qua rễ và lây lan khắp hệ thống mạch, làm cây thiếu nước và dinh dưỡng. Nấm này có thể lây truyền do cây bị nhiễm bệnh di chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc qua nước và đất. Loại nấm này không thể kiểm soát được bằng thuốc diệt nấm, vì vậy cách đối phó chính với TR4 là cố gắng ngăn chặn không cho lây lan. ICA nói rằng họ đã loại bỏ hầu hết các cây trên các cánh đồng bị nhiễm bệnh, nhưng TR4 có thể tồn tại trong đất khoảng 30 năm. 


Loại nấm này khác chủng Fusarium oxysporum f. sp.cubense (Foc-TR4), loại nấm cũng xuất hiện trong đất trồng đã tàn phá nền công nghiệp trồng chuối của khu vực châu Mỹ Latin và ảnh hưởng đến châu Phi, Trung Đông năm 2013. Khi đó, Ấn Độ là quốc gia bị thiệt hại nhất với tổng lượng 29,7 triệu tấn chuối xuất khẩu.


“Rất khó để kiểm soát đất”, Fernando García-Bastidas, nhà nghiên cứu bệnh học thực vật tại KeyGene ở Wageningen, Hà Lan nói. García-Bastidas là người phụ trách việc kiểm tra nấm TR4 trên các mẫu của Colombia. “Ai mà biết được đã có bao nhiêu xe hơi và người đã vào trang trại đó và mang [nấm] đi nơi khác?”


Các nỗ lực cách ly có thể làm chậm tốc độ lây lan của nấm, và Colombia đang làm mọi cách có thể, theo García-Bastidas, nhưng khi TR4 đã lây lan đến đâu thì nó gần như không thể bị diệt trừ. □

 

Hoàng Nam - Tiasang, theo Nature.

Trở lại      In      Số lần xem: 477

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD