Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  33272356
Thách thức và cơ hội trong nông nghiệp
Thứ tư, 23-11-2016 | 08:14:03

“Nông nghiệp đang suy thoái, gánh nặng trên vai người nông dân chưa bao giờ nặng nề như lúc này” - đó là thông điệp được nhắc đi nhắc lại tại hàng chục cuộc hội thảo trong khuôn khổ Triển lãm máy nông nghiệp quốc tế EIMA 2016 diễn ra ở thành phố Bologna, Ý cuối tuần qua.

 

Từ những góc độ chuyên môn khác nhau, các chuyên gia nông nghiệp đã trình bày những số liệu và bằng chứng thuyết phục để minh họa cho hiện trạng không lấy gì làm sáng sủa của ngành nông nghiệp thế giới, từ tình trạng suy giảm diện tích đất trồng trọt, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và sa mạc hóa, tình trạng đô thị hóa và di cư ra đô thị của lớp thanh niên “ly nông” cho đến xu thế giảm giá cả các mặt hàng nông sản chủ yếu.

 

Giảm sút cả sản lượng và giá cả

 

Điều tra của Liên đoàn các nhà sản xuất máy nông nghiệp Ý (FederUnacoma) trình bày trong phiên hội thảo khai mạc triển lãm Eima 2016 cho biết, vào năm 2010 mỗi một người làm nông đã phải cung cấp lương thực, thực phẩm cho 155 miệng ăn và con số này sẽ tăng lên 200 người vào năm 2020. Trong khi đó, theo Hội đồng Ngũ cốc quốc tế (ICG - International Grains Council), sản xuất nông nghiệp hầu như giẫm chân tại chỗ hoặc suy giảm do tác động của nhiều yếu tố khách quan kể trên.

 

Tính riêng trong lĩnh vực sản xuất ngũ cốc, nếu như niên vụ 2013-2014 thế giới sản xuất được 2.008 triệu tấn thì trong niên vụ 2015-2016 này do thời tiết không thuận, sản lượng ngũ cốc trên toàn cầu chỉ là 2.002 triệu tấn.

Những con số này rất có ý nghĩa vì nếu sản lượng lương thực tăng với tốc độ thấp hơn mức tăng dân số thì nguy cơ sẽ có thêm nhiều triệu người bị “đứt bữa”. Tuy vậy, hiện nay sự chênh lệch giữa sản lượng và tiêu thụ ngũ cốc trên quy mô toàn cầu vẫn còn cân đối được, chưa xảy ra nạn đói trên diện rộng.

 

Một xu thế khó giải thích là trong khi sản xuất nông nghiệp gặp khó thì giá cả các loại nông sản trên thị trường thế giới lại bị giảm sút kéo dài, có thể do tác động lan tỏa từ đà giảm giá của các mặt hàng chiến lược khác như dầu thô. Bảng dưới đây thống kê giá cả một số loại nông sản chính tại thời điểm tháng 7-2016, tỷ lệ giảm giá so với năm ngoái và so với tháng trước:

Xem ra chỉ có giá đường trắng tăng đột biến trong tháng 7 vừa qua, các loại nông sản quan trọng khác đều giảm giá đáng kể, ảnh hưởng sâu sắc đến thu nhập của người nông dân.

 

Sự giảm sút thu nhập của người làm nông đã dẫn tới sự sụt giảm đầu tư vào nông nghiệp. Chỉ tính riêng việc tiêu 

 

thụ máy kéo (tractor), số liệu của Công ty Tư vấn nông nghiệp Agrievolution ghi nhận trong chín tháng đầu năm nay, doanh số máy kéo của thị trường châu Âu giảm 6%, Trung Quốc giảm 29%, Brazil -17%, Nga -19% và Nhật Bản -24%. Ông Massimo Goldoni, Chủ tịch FederUnacoma, giải thích: “Cuộc khủng hoảng thị trường máy nông nghiệp đang diễn ra không phải do người nông dân kém quan tâm tới công cuộc cơ giới hóa mà là kết quả của cuộc khủng hoảng nông nghiệp, của sự sụt giảm số nông trại - giảm 9% trong bốn năm từ 2010-2013 - và thu nhập cũng giảm do đa số nông trại còn hoạt động có quy mô nhỏ, không tận dụng được lợi thế sản xuất quy mô lớn”.

 

Để bù đắp cho sự sụt giảm doanh số ở các thị trường lớn, các nhà sản xuất máy nông nghiệp chuyển hoạt động tới các nước nhỏ. Ghi nhận của FederUnacoma cho thấy trong sáu năm (2010-2015) lượng máy kéo nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng 411%, đạt giá trị 124 triệu đô la Mỹ, vào Ethiopia tăng 250%, vào Kenya tăng 240%. Còn nếu tính máy nông nghiệp nói chung thì trong bốn năm 2012-2015, lượng nhập khẩu vào Việt Nam tăng 128%, vào Campuchia tăng 210% và Philippines tăng 190% và Ethiopia tăng 117%.

 

Kỳ vọng ở công nghệ

 

Lời cảnh báo về sự suy thoái của nông nghiệp, cả về sản lượng và giá trị, hầu như không được chú ý trong bối cảnh thế giới tràn ngập “tin nóng” về mâu thuẫn địa chính trị, khủng bố và xung đột vũ trang. Nhưng vì “miếng ăn” là hết sức thiết yếu đối với sự sống nên bất cứ một sự gián đoạn nhỏ nào trong chuỗi sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cũng có nguy cơ gây rối loạn ở quy mô lớn. Nhà kinh tế học Anh Thomas Robert Malthus cuối thế kỷ 18 từng đưa ra công thức đáng sợ: “Lương thực thực phẩm tăng theo cấp số cộng, còn dân số tăng theo cấp số nhân”, khi nhu cầu miếng ăn vượt quá khả năng cung cấp của nền nông nghiệp, theo ông Malthus, thì sẽ xảy ra các thảm họa như nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh để “cân bằng” lại!

 

Thế giới ngày nay đã vượt qua “nỗi sợ hãi Malthus” một phần nhờ vào các nỗ lực kiểm soát sinh đẻ, một phần vào những tiến bộ không ngừng trong kỹ thuật nông nghiệp. Từ thập niên 1950, máy kéo được sử dụng rộng rãi để thay cho sức kéo của súc vật trên đồng ruộng, năm 1960 công nghệ lai tạo giống, tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao hơn, năm 1980 hóa học và sinh học được đưa vào nông nghiệp với các loại phân bón và chế phẩm sinh học mới nâng cao khả năng sản xuất của đất đai... Gần đây hơn, năm 1990 di truyền học giúp cho ra đời các giống cây trồng biến đổi gen chẳng những hứa hẹn cho năng suất cao mà còn chống chọi tốt hơn với các yếu tố gây hại như sâu bệnh hoặc thời tiết.

 

Bước vào thế kỷ 21, công nghệ thông tin và điện toán đã từng bước làm thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, kích hoạt sự ra đời của cái gọi là “nông nghiệp công nghệ cao”. Tại triển lãm Eima 2016, các khu vực trung tâm được dành để trưng bày, biểu diễn, trải nghiệm các thiết bị và công nghệ kỹ thuật số trong nông nghiệp (digital production). Không chỉ có các máy cày, máy kéo, máy gieo hạt... tự động làm việc theo tín hiệu từ hệ thống định vị toàn cầu GPS, công nghệ thông tin còn đưa vào nông nghiệp những thế hệ cảm biến (sensor) mới dùng để đo lường nhiệt độ, độ ẩm của đất, của cây trồng..., những hệ thống máy chủ mạnh để xử lý dữ liệu lớn thu thập từ các cảm biến và đưa ra quyết định về chế độ dinh dưỡng, bón phân, tưới nước, phun thuốc trừ sâu... Những công đoạn phức tạp này của nghề nông đang dần được tự động hóa hoàn toàn, hoặc tự động hóa một phần cho phép người nông dân “canh tác” ngay trên máy tính hoặc điện thoại thông minh một cách hiệu quả. Cuộc canh tân công nghệ trong nông nghiệp vẫn đang diễn ra với tốc độ nhanh, nhắm tới một nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững hơn, đáp ứng nhu cầu sống của khối dân số ngày càng đông đảo.

 

Sự nghiệp cơ giới hóa và “tin học hóa” nông nghiệp nhằm đạt năng suất và sản lượng cao hơn, bền vững hơn, tất nhiên sẽ không diễn ra đồng đều mà phụ thuộc vào thực tế của từng quốc gia, từng vùng canh tác. Điều kiện chung cho canh tân nông nghiệp, theo các chuyên gia tại Eima 2016, là phải có cánh đồng lớn, ruộng đất phải được tích tụ ở quy mô thích hợp cho việc triển khai công nghệ và phải lôi cuốn được giới trẻ, có học thức, am hiểu về công nghệ tham gia sản xuất nông nghiệp.

 

Nông nghiệp rõ ràng đang đối mặt với thách thức lớn nhưng cơ hội cũng đã xuất hiện, vấn đề là chúng ta có kịp nắm bắt và tận dụng hay không.

 

Thái Bình - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 802

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD