Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  29
 Số lượt truy cập :  33271465

Thứ tư, 18-11-2015 | 06:04:45

Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lấy củ được du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ 19. Sắn là cây lương thực chính của cư dân nhiều vùng, nhất là các vùng đồi núi. Quan niệm đối với sản xuất sắn đã có nhiều thay đổi, vì lợi ích mà nó mang lại với tương lai đầy hứa hẹn trong công nghiệp sản xuất tinh bột, thức ăn gia súc, chế biến tạo ra các sản phẩm như: cồn, đường, bột ngọt, tinh bột.

Thứ tư, 16-09-2020 | 09:41:39

Sản xuất ethanol sinh học tại Việt Nam chủ yếu dựa trên nguyên liệu sắn. Nghiên cứu này tiến hành rà soát tác động của việc mở rộng trồng sắn nguyên liệu cho sản xuất ethanol sinh học đến đa dạng sinh học trong cảnh quan. Theo dõi trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015 chỉ ra rằng diện tích sắn của Việt Nam đã tăng lên khoảng 71.000 ha. 

Thứ tư, 16-09-2020 | 09:49:44

Nuclear factor-YB là một trong ba tiểu phần cơ bản của nhân tố phiên mã Nuclear factor-Y, đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học diễn ra trong tế bào thực vật. Trong nghiên cứu này, một số yếu tố điều hòa cis- đáp ứng hóc môn và đáp ứng bất lợi đã được tìm thấy trên vùng promoter của 17 gen MeNF-YB. Trong đó, vùng promoter của gen MeNF-YB12 và -YB14 đều chứa các yếu tố đáp ứng bất lợi.

Thứ tư, 26-05-2021 | 09:11:24

Nhằm mục đích xây dựng hệ thống chỉnh sửa gen không chuyển gen, sử dụng ribonucleoprotein Cas9 trên đối tượng cây sắn, chúng tôi đã nghiên cứu tạo mô sẹo phôi hóa (MSPH) và tế bào trần (TBT) từ mô sẹo phôi hóa của các giống sắn BK, KM94 và KM140. MSPH của các giống sắn BK, KM94 và KM140 đã được tạo thành công với tỉ lệ lần lượt đạt 22,6%, 21,8% và 22,4%. 

Thứ năm, 01-07-2021 | 08:55:53

Bệnh khảm lá khoai mì (CMD) hiện đang gây hại nghiêm trọng trên các giống khoai mì ở Việt Nam. Gen kháng bệnh đã được nghiên cứu và ứng dụng cho việc phát triển giống khoai mì kháng bệnh trên thế giới, tuy nhiên hiện vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam. Nghiên cứu này xác định sự hiện diện của các chỉ thị liên kết với gen kháng CMD (SSRY28, SSRY106, NS158, NS169, NS198 và RME-1) trong các giống khoai mì ở miền Nam Việt Nam bằng kỹ thuật PCR. Phản ứng PCR được thiết lập với từng chỉ thị trước khi áp dụng cho việc nhận diện.

Thứ tư, 28-07-2021 | 08:36:16

Đánh giá hình thái cây sắn cho phép nông dân và các nhà nghiên cứu có thể nhận dạng giống ngay trên đồng ruộng. Hiện nay, tại Việt Nam, có rất nhiều giống sắn được canh tác phù hợp với nhiều điều kiện tự nhiên và phục vụ các mục đích khác nhau. Nghiên cứu này tập trung phân loại 20 giống sắn phổ biến tại Việt Nam theo bộ mô tả các đặc điểm của Viện Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (IITA).

Thứ ba, 02-11-2021 | 08:18:36

Trong nghiên cứu này, thông tin về nhóm protein giàu Methionine (Methionine-rich protein, MRP) đã được tìm hiểu một cách đầy đủ trên cây sắn (Manihot esculenta) bằng các công cụ tin sinh học. Kết quả đã xác định được tổng số 155 MRP, với tiêu chí kích thước ≥ 95 axít amin và hàm lượng Met ≥ 6%. Trong đó, 52 (trên tổng số 155) MRP chưa được chú giải chức năng ở sắn. Phân tích cho thấy các MRP chưa rõ chức năng có đặc tính lý hóa đa dạng.

Thứ năm, 10-02-2022 | 06:36:33

Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây trồng có củ quan trọng đối với Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ, đứng thứ 3 sau lúa và ngô về nguồn cung cấp hàm lượng carbohydrate cao, và là nguồn nguyên liệu thô phục vụ các ngành công nghiệp chế biến cơ bản. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT giữa tháng 6/2019 tổng diện tích sắn của cả nước là 360 nghìn ha thấp hơn khoảng 17,6 nghìn ha so với cùng kì năm 2018.

Thứ ba, 16-01-2024 | 08:48:21

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phát triển phương pháp tách tế bào trần từ mô thịt lá sắn tại Việt Nam, phục vụ dung hợp tế bào trần, phát triển giống sắn mới. Lá của giống sắn kháng bệnh khảm lá sắn HN3 và dòng sắn C-33 từ cây sắn nuôi cấy in vitro được tiền xử lý qua dung dịch có nền khoáng CPW (Frearson et al., 1973) có nồng độ mannitol tăng dần từ 5%; 9% và 13% mannitol, ủ trong các dung dịch trên với thời gian 1 giờ.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD