Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Chế biến tinh bột sắn là ngành công nghiệp phát sinh lượng lớn nước thải. Lượng nước thải sinh ra trong quá trình chế biến tinh bột sắn trung bình 12-20m3/tấn sản phẩm/ngày (Huỳnh Ngọc Phương Mai, 2006). Trong nước thải chế biến tinh bột sắn thường có thành phần chất rắn lơ lửng cao do bột và xơ củ sắn sót lại, nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD) có nồng độ cao hàng chục ngàn mg/l gây khó khăn cho quá trình xử lý sinh học.
Trong nghiên cứu này, sự hình thành phôi soma và sự tái sinh của cây sắn ruột vàng Phú Thọ từ đỉnh chồi và mảnh lá non lấy từ cây trồng in vitro đã được kiểm tra. Các thử nghiệm cho thấy, khử trùng mẫu bằng NaOCl 3% trong 15 phút, lặp lại hai lần cho tỷ lệ mẫu sạch cao (77,8%) và tỷ lệ mẫu chết thấp (24,3%). Môi trường phát sinh mô sẹo tốt nhất là MS nền có bổ sung 10 mg/L 2,4-D cho tỷ lệ hình thành mô sẹo cao đạt 79,4% với nuôi cấy mảnh lá và 81,8% với nuôi cấy chồi đỉnh.
Phốt pho (P) là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách bình thường. Đất phèn chứa nhiều độc chất Fe và Al gây nên sự cố định P, dẫn đến hiệu quả sử dụng của phân lân thấp. Thí nghiệm trong nhà lưới được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một chậu. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm: NT1 (đối chứng), NT2 (30 kg P2O5/ha), NT3 (30 kg P2O5/ha phối trộn DCAP), NT4 (60 kg P2O5/ha) và NT5 (60 kg P2O5/ha phối trộn DCAP).
Qua 5 năm tuyển chọn và khảo nghiệm bộ giống sắn đã chọn được giống HL-S12 có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối chứng có thể lưu hành, phát triển và mở rộng cho sản xuất. Giống sắn HL-S12 được chọn từ tổ hợp lai HL-S10 × KM140, đánh giá tại Trung tâm Hưng Lộc từ năm 2014 đến năm 2021. Giống có một số đặc tính nông học sau: Số củ/bụi 10,3 củ, khối lượng củ/bụi 5,3 kg, chỉ số thu hoạch là 62,9. Kết quả khảo nghiệm diện hẹp cho thấy giống sắn HL-S12 có khả năng chống chịu khá với bệnh chổi rồng, nhện đỏ, khảm lá; năng suất biến động từ 36,02 - 42,34 tấn/ha;
Nghiên cứu chỉ số thích nghi và chỉ số ổn định của một số giống sắn nhằm xác định giống sắn có năng suất cao, thích hợp với một số tỉnh trồng sắn thuộc vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Kết quả khảo nghiệm bộ giống sắn qua hai năm 2009 và 2010, cho thấy giống sắn KM140 đạt năng suất củ tươi trung bình cao nhất trên 5 điểm (38,98 tấn/ha), kế đến là KM98- 5 ( 36,80 tấn/ha ) cao hơn so với năng suất củ tươi của giống sắn đối KM94 (32,38 tấn/ha).
Việt Nam có nguồn gen cây có củ rất phong phú, đa dạng cả về thành phần loài và giống. Cây có củ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, làm thuốc và làm gia vị…
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây trồng quan trọng ở các nước có khí hậu nhiệt đới và có khả năng sản xuất lượng carbonhydrate cao nhất trong số các cây lương thực. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp cây sắn vào thứ tư của cây lương thực ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì.