Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33275198
Kết quả lai tạo, chọn lọc một số dòng dâu tây có triển vọng tại Lâm Đồng

Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc một số dòng dâu tây có triển vọng được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa, từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021. Nghiên cứu sử dụng nguồn vật liệu là các giống dâu tây được nhập từ nhiều nguồn khác, sử dụng phương pháp lai hữu tính và chọn lọc phả hệ thế hệ 1, 2. Kết quả từ 30 tổ hợp lai (THL) với số lượng 6.712 hạt, nghiên cứu đã chọn được 8 dòng dâu tây thế hệ C2 có triển vọng, phù hợp với điều kiện canh tác ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng.

Nguyễn Thế Nhuận(1*), Tưởng Thị Lý(1), Phạm Thị Luyên(1), Phạm Hồng Hiển(2)

TÓM TẮT

Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc một số dòng dâu tây có triển vọng được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa, từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021. Nghiên cứu sử dụng nguồn vật liệu là các giống dâu tây được nhập từ nhiều nguồn khác, sử dụng phương pháp lai hữu tính và chọn lọc phả hệ thế hệ 1, 2. Kết quả từ 30 tổ hợp lai (THL) với số lượng 6.712 hạt, nghiên cứu đã chọn được 8 dòng dâu tây thế hệ C2 có triển vọng, phù hợp với điều kiện canh tác ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng. Năng suất trung bình đạt từ 29,4 - 32,5 tấn/ha/năm, tỷ lệ quả loại 1 đạt từ 78,1 - 80,5%, khối lượng trung bình quả loại 1 đạt từ 10,4 -14,3 gam/quả, độ brix đạt từ 11,4 - 12,8%, khẩu vị ngon, quả có mùi thơm, độ cứng khá, hình dạng đẹp; chống chịu tốt với bệnh phấn trắng (Sphaerotheca  macularis), bệnh thán  thư (Colletotrichum fragariae) và bệnh đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas fragariae), gồm: PS20.4.1, PS20.4.6, PS20.6.6, PS20.13.1, PS20.13.22, PS20.16.17, PS20.19.14 và PS20.25.15.

 

Từ khóa: Dâu tây, lai tạo, chọn lọc, Đà Lạt

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!


1 Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa - Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam

2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

* Tác giả chính: E-mail: nhuanpvf1980@gmail.com

Trích TC KHCN NN Việt Nam.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 496

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD