Thí nghiệm được thực hiện trong chậu trên nền đất sét đã được khử trùng để đánh giá ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến sự kiểm soát của tuyến trùng nốt sưng trên cây cà tím trong điều kiện nàh kính tại Lâm Đồng. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức sử dụng các loại phân hữu cơ có nguồn gốc khác nhau bao gồm: phần gà, phân dê, phân heo, phân bò, phân hữu cơ thương phẩm và 1 nghiệm thức đối chứng được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại.
Cà chua là cây rau được trồng và tiêu thụ phổ biến tại Việt Nam, với diện tích khoảng 23-25 ngàn ha, năng suất trung bình ước đạt 30-40 tấn/ha. Hiện nay, trong sản xuất gần như 100% giống cà chua được sử dụng là giống F1 nhập nội, có giá hạt giống rất cao, trung bình từ 25-40 triệu đồng/kg. Chọn tạo giống cà chua bằng phương pháp lai hữu tính là phương pháp chủ yếu trên toàn thế giới, phương pháp này đã tạo được các giống cà chua có ưu thế lai vượt trội, với năng suất cà chua được cải thiện một cách nhanh chóng.
Xạ khuẩn Streptomyces scabiei (Thaxter) Lambert và Loria (syn. S. scabies) là tác nhân chính gây bệnh ghẻ thường, là loại bệnh hại có sự phân bố rộng và gây hại kinh tế quan trọng trong sản xuất khoai tây. Tiến triển trong công tác chọn giống kháng bị cản trở bởi sự giới hạn của biểu hiện tính kháng. Tuy vậy giống kháng có thể là biện pháp tốt nhất và dễ dàng nhất chống lại bệnh ghẻ thường.
Chọn tạo giống khoai tây năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh mốc sương cho tiêu dùng tươi và chế biến công nghiệp là định hướng nghiên cứu quan trọng được tiến hành nhiều năm của Trung tâm nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa (PVFC). Qua nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc, một số dòng khoai tây kháng mốc sương, có tiềm năng năng suất cao và ổn định đã được phát triển, nhân nhanh và bước đầu khảo nghiệm.
Bệnh đốm lá trên nhóm rau họ thập tự với triệu chứng bệnh điển hình là đốm xanh giot dầu, sũng nước, hơi lõm so với bề mặt lá do vi khuẩn Xanhthomonas sp. gây ra. Bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đáng kể, đặt biệt trong giai đọan mùa mưa.
Sử dụng dòng đơn tính hoa cái trong sản xuất hạt lai F1 góp phần giảm rất nhiều chi phí về công lao động và thời gian cho việc khử đực (bao cách ly hoa cái). Tuy nhiên, do không có hoa đực nên việc duy trì dòng này phải có sự can thiệp bên ngoài bằng các yếu tố kỹ thuật. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy cùng với các gen xác định giới tính, hormon thực vật cũng có liên quan đến quá trình hình thành giới tính của dưa chuột. Gibberellin (GA) đóng vai trò như một tác nhân biến đổi giới tính cái thành đực và ethylen có tác dụng biến giới tính đực thành cái (Pierce LK et al., 1990).
Thanh long (Hylocereus spp.) là cây ăn quả có ý nghĩa chiến lược của Việt Nam. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của trái thanh long Việt Nam ở thị trường xuất khẩu còn kém so với các nước trong khu vực.
Lúa đông xuân - lúa hè thu là cơ cấu cây trồng chính trên đất phèn vùng Đồng Tháp Mười. Trong những năm gần đây, cây dưa hấu mới được giới thiệu, đưa vào trong hệ thống luân canh lúa đông xuân - dưa hấu hè thu. Tuy nhiên, sản xuất dưa hấu hè thu trên nền lúa đông xuân mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát. Vì là cây trồng mới trên nền lúa đông xuân, giống và biện pháp kỹ thuật canh tác dưa hấu còn nhiều hạn chế, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp so với tiềm năng.
Cây ớt thuộc họ cà (Solanaceae) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có hai nhóm phổ biến là ớt cay (Capsicum annuum L.) và ớt ngọt (Capsicum annuum var. grossum). Ở Việt Nam ớt được sử dụng như một loại gia vị phổ biến và có vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm, đồng thời trong những năm gần đây ớt cũng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Quá trình chín của quả chuối được kích hoạt do tiếp xúc với ethylen. Đây là một quá trình không thuận nghịch, một khi nó đã bắt đầu thì không thể dừng được nữa. Nhiệt độ thấp và hàm lượng CO2 cao trong môi trường bảo quản chỉ có thể làm chậm chứ không thể làm ngừng hoàn toàn quá trình này.