Trên thế giới, khoai tây được xếp là cây lương thực-thực phẩm quan trọng hàng thứ ba, sau lúa nước, lúa mì, với tổng diện tích năm 2005 đạt 20 triệu hecta, tổng sản lượng 320 triệu tấn và mức tăng trưởng trung bình 2,02% mỗi năm (Trung tâm Khoai tây Quốc tế - CIP, 2000). Trong vòng 45 năm (1960-2005), sản xuất khoai tây có xu hướng dịch chuyển mạnh từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển với tỷ lệ (%) tương ứng là 89/11 năm 1960 và 64/36 năm 2005.
Điều tra thành phần loài tuyến trùng gây hại cây khổ qua tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thực hiện tại 18 ruộng trồng khổ qua trong mùa khô 2014-2015, tại mỗi ruộng điều tra lấy 3 mẫu đất và 2 mẫu rễ ở thời điểm trước trồng, bắt đầu thu hoạch và kết thúc thu hoạch. Kết quả phân tích mẫu đất đã ghi nhận được 17 loài hiện diện trong đất và 3 loài hiện diện trong rễ cây khổ qua.
Dâu tây là một trong những cây trồng đặc sản của Đà Lạt. Tuy nhiên, thời gian gần đây dâu tây bị bệnh nhiều. Đây là một trong số các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến rất nhiều đến năng suất cũng như chất lượng dâu tây. Trong lĩnh vực BVTV, GIS phục vụ cho việc quản lý, cập nhật, truy suất, nâng cao hiệu quả cho việc cung cấp nguồn dữ liệu cho thông kê, quy hoạch; xác định mô hình không gian và ướt lượng tối ưu để tạo ra bản đồ phân bố dịch hại nhằm đánh giá xu thế phát triển của chúng.
Cây thanh long (Hylocereus undatus) thuộc nhóm cây ngày dài, trong điều kiện tự nhiên cây ra hoa vào mùa thuận từ tháng 5 đến tháng 10. Để kích thích cây ra hoa nghịch mùa cần chiếu sáng bổ sung bằng đèn. Nông dân thường sử dụng bóng đèn tròn 60-75W bổ sung 10 giờ/đêm. Việc sử dụng bóng đèn compact 20W ít tiêu hao năng lượng và giảm thời gian chiếu sáng/đêm để kích thích ra hoa, ít tiêu hao năng lượng trong sản xuất thanh long là hết sức cần thiết.
Cà chua là loại rau quả được trồng với diện tích lớn thứ hai trong các loại rau và được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Diện tích sản xuất cà chua trên thế giới năm 2013 đạt 5,2 triệu ha, sản lượng 129,8 triệu tấn, năng suất trung bình đạt 24,7 tấn/ha. Tại Việt Nam, cà chua được trồng và tiêu thụ rất phổ biến. Diện tích trồng cà chua những năm gần đây vào khoảng 23-25 ngàn ha, các tỉnh phía Nam ước đạt 9.000 ha, chiếm khoảng 40% diện tích trồng cà chua cả nước.
Kết quả nghiên cứu khả năng tích lũy Pb và Cd trong các bộ phận của cây cà chua cho thấy dư lượng Pb, Cd trong các bộ phận của cây đều tăng khi hàm lượng của chúng trong đất tăng lên. Mặt khác, mức độ tích lũy cũng có sự khác nhau giữa các bộ phận của cây. Mức độ tích lũy Pb trong lá cà chua là cao nhất, sau đó đến thân, rễ và thấp nhất là trong quả.
Nghiên cứu với tiêu đề “Phân lập, tuyển chọn và định danh vi khuẩn phân giải xenlulo từ cành thanh long” được thực hiện với mục đích phân lập và chọn lọc ra những dòng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân giải xenlulo. Có 85 dòng vi khuẩn phâ giải xenlulo được phân lập từ 5 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, dòng BL18 có khả năng phân hủy CMC cao nhất. Có 11 dòng có khả năng phân hủy giấy lọc “Whatman No.1”. Dòng VL33 đã thể hiện khả năng phân hủy cành thanh long cao nhất (62,57%).
Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của các công thức dinh dưỡng (Hoagland và Arnon, Hewitt, Cooper, HydroBuddy, Uc, Hortidalat) và hỗn hợp phân bón hòa tan nhanh bổ sung Si (Hortidalat, Horti-Yara-DD, Horti-Yara-Bột, Hortidalat + Si, Horti-Yara-DD + Si, Horti-Yara-Bột + Si) đến sự sinh trưởng và năng suất của xà lách và cải xanh thủy canh. Kết quả cho thấy: (1) Xà lách và cải xanh khi sử dụng công thức dinh dưỡng Hortidalat cho sinh trưởng, năng suất, chất lượng và tỷ suất lợi nhuận cao (xà lách 1,23 và cải xanh 1,02);
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch (26 - 32 ngày sau khi kết trái) đến chất lượng và khả năng tồn trữ của của hai giống cà chua bi (đỏ và đen). Kết quả đã xác định được thời gian thu hoạch đúng cho quá trình tồn trữ và chất lượng ăn của hai giống cà chua này. Sự thay đổi các đặc điểm lý hóa của hai giống cà chua ở các thời điểm thu hoạch được ghi nhận. Các hợp chất sinh học trong cà chua bi đen và đỏ thể hiện sự thay đổi không đồng nhất.
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và năng suất của quả dâu tây được tiến hành trong nhà plastic tại Đà Lạt. Hai loại vật liệu vỏ trấu hoặc than vỏ trấu được phối trộn theo tỷ lệ thể tích (v/v) 100%, 75%, 50%, 25% và 0% với mụn xơ dừa. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 9 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ vỏ trấu và than vỏ trấu phối trộn với xơ dừa ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất vật lý của giá thể.