Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33272250
Nghiên cứu bệnh ghẻ củ Khoai Tây do Streptomyces Scabies và đánh giá khả năng kháng của một số dòng/giống Khoai Tây

Xạ khuẩn Streptomyces scabiei (Thaxter) Lambert và Loria (syn. S. scabies) là tác nhân chính gây bệnh ghẻ thường, là loại bệnh hại có sự phân bố rộng và gây hại kinh tế quan trọng trong sản xuất khoai tây. Tiến triển trong công tác chọn giống kháng bị cản trở bởi sự giới hạn của biểu hiện tính kháng. Tuy vậy giống kháng có thể là biện pháp tốt nhất và dễ dàng nhất chống lại bệnh ghẻ thường.

Hồ Ngọc Anh (1), Phạm Xuân Tùng (1), Nguyễn Thế Nhuận (1)

 

Xạ khuẩn Streptomyces scabiei (Thaxter) Lambert và Loria (syn. S. scabies) là tác nhân chính gây bệnh ghẻ thường, là loại bệnh hại có sự phân bố rộng và gây hại kinh tế quan trọng trong sản xuất khoai tây.

 

Lâm Đồng là khu vực trồng khoai tây quanh năm và có diện tích khá lớn. Tuy vậy, hầu hết diện tích trồng khoai tây tại đây nhiễm bệnh ghẻ thường. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng trong mùa khô (vụ trồng chính ở Lâm Đồng) khi lượng nước tưới không đảm bảo. Hiện nay, bệnh cũng phát triển đáng kể tại đồng bằng sông Hồng mặc dù khu vực này khoai tây được trồng luân canh với lúa nước (khoai tây được trồng như là cây vụ đông). Hiện tượng này do khả năng tồn lưu lâu dài của bào tử trong đất và trên các kí chủ phụ khác.

 

Tiến triển trong công tác chọn giống kháng bị cản trở bởi sự giới hạn của biểu hiện tính kháng. Tuy vậy giống kháng có thể là biện pháp tốt nhất và dễ dàng nhất chống lại bệnh ghẻ thường. Việt Nam chưa có công trình công bố nào nghiên cứu chính quy về bệnh, đặc biệt vấn đề chọn tạo giống kháng bệnh ghẻ thường. Đánh giá vật liệu tạo giống kháng là vấn đề cần thiết và mang tính lâu dài cho ngành khoai tây tại Việt Nam hiện nay.

 

Nhóm tác giả đã tiến hành:

 

  1. Thu mẫu và phân lập các dòng Streptomyces scabies đại diện cho từng loại đất và khu vực.
  2. Đánh giá ảnh hưởng của ẩm độ tương đối giá thể đến bệnh ghẻ thường khoai tây trong lây nhiễm nhân tạo.
  3. Đánh giá ảnh hưởng của pH giá thể đến bệnh ghẻ thường khoai tây trong lây nhiễm nhân tạo.
  4. Đánh giá ảnh hưởng của giá thể đến bệnh ghẻ thường khoai tây trong lây nhiễm nhân tạo.
  5. Xác định khả năng gây bệnh của một số dòng xạ khuẩn.
  6. Đánh giá khả năng kháng bệnh của một số dòng/giống khoai tây bằng lây nhiễm nhân tạo.

 

Đánh giá khả năng kháng bệnh của 11 dòng khoai tây CIP bằng lây nhiễm nhân tạo trong chậu vại

                    

Nghiên cứu đã thu được các kết quả sau:

 

1. Đã phân lập được 11 dòng Streptomyces scabies có khả năng sinh trưởng, phát triển khá tốt trên các môi trường nuôi cấy, đại diện cho từng loại đất, từng khu vực trồng khoai tây tại Lâm Đồng.

2. Ẩm độ giá thể trong khoảng 60–70 % cho mức bệnh cao nhất trong thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo ghẻ thường khoai tây (S. scabies).

3. pH giá thể ở mức 6,0-6,5 cho mức bệnh cao nhất trong thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo ghẻ thường khoai tây (S. scabies).

4. Giá thể Xơ dừa + Cát tỉ lệ 1:1 cho mức bệnh cao nhất trong thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo ghẻ thường khoai tây (S. scabies).

5. Đánh giá được độc tính của 11 dòng S. scabies phân lập được và xác định được dòng có độc tính cao nhất là GTT4.

6. Mức độ kháng của tập đoàn 22 dòng/giống khoai tây đối với dòng xạ khuẩn GTT4 chia làm ba nhóm: Nhóm kháng trung bình gồm 8 dòng/giống; nhóm nhiễm trung bình gồm 10 dòng/giống; nhóm mẫn cảm gồm 4 dòng/giống. Mức độ kháng của tập đoàn 11 dòng khoai tây CIP nhập nội đối với dòng xạ khuẩn GTT4 phân thành ba nhóm: nhóm kháng trung bình gồm 4 dòng; nhóm nhiễm trung bình gồm 5 dòng; nhóm mẫn cảm gồm hai dòng.

 


1 - Trung tâm NC Khoai Tây, Rau và Hoa, Viện KHKT NN miền Nam

Trở lại      In      Số lần xem: 5601

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD