Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33272807
Nghiên cứu đa dạng di truyền của một số giống khoai mì (Manihot esculenta Crantz) ở Việt Nam dựa vào phân tích hình thái và chỉ thị SSR

Trong nghiên cứu này đa dạng di truyền của 19 giống khoai mì (Manihot esculenta Crantz) được đáng giá dựa vào các chỉ tiêu hình thái và các chỉ thị SSR liên quan chủ yếu đến năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột.

.

Nguyễn Hữu Hỷ (1), Đinh Văn Cường (1), Phạm Thị Nhạn (1), Nguyễn Thị Nhung (1), Nguyễn Trọng Hiển (2), Trần Mỹ Linh (3), Lê Quỳnh Liên (3), Nguyễn Tường Vân(4)
 

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này đa dạng di truyền của 19 giống khoai mì (Manihot esculenta Crantz) được đáng giá dựa vào các chỉ tiêu hình thái và các chỉ thị SSR liên quan chủ yếu đến năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột. Kết quả nhân bản bằng PCR giữa AND tổng số của 19 giống khoai mì với 4 cặp mồi SSR đã thu được 20 loại alen khác nhau tại 4 loci nghiên cứu trên hệ gien của khoai mì. Hệ số PIC dao động 0,56-0,75 cho thấy 4 loci nghiên cứu rất đa dạng về các alen. Kết quả phân tích dựa vào các số liệu SSR và các chỉ tiêu hình thái cho thấy đa dạng di truyền cao của 19 giống khoai mì. Trong đó, tần suất xuất hiện của các alen từ 0,02-0,61 và mức dị hợp tử của các cá thể 0,28-1,00. Đồng thời, 19 giống khoai mì được phân thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm có 4-9 nhóm nhỏ với khác biệt di truyền tin cậy trên đồ thị UPGMA. Trong khi một số cặp giống không thể phân biệt dựa vào phân tích hình thái, các chỉ thị SSR đã phân biệt được tất cả 19 giống khoai mì, thể hiện tính đa hình cao hơn của các chỉ thị này. Đặc biệt, các chỉ thị SSR còn tách biệt các giống khoai mì có năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột cao với các giống có năng suất thấp về 2 tính trạng này. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng để chọn tạo các giống khoai mì theo hướng tăng năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột ở nước ta trong thời gian tơi.

Từ khóa: Khoai mì, Manihot esculenta Crantz, đa dạng di truyền, chỉ thị SSR, chỉ tiêu hình thái .

___________________________
1 Trung tâm NC Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

2 Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm

3 Viện Hóa sinh Biển

4 Viện Công nghệ Sinh học


Chú thích: Bài đăng trên tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 6, năm 2013, trang 25-30

Xem chi tiết xin liên hệ:

Tác giả: Nguyễn Hữu Hỷ Email: hy_nguyenhuu@yahoo.com.vn hoặc

Thư Viện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.

Trở lại      In      Số lần xem: 3079

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD