Vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) là một phần của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên 696.949 ha, trong đó đất phèn chiếm diện tích lớn nhất 273.659 ha (39,27%) (Phan Liêu và ctv., 1998). Đất phèn được phân ra thành đất phèn nặng, trung bình, và phèn nhẹ. Điều này đã tạo ra những “tiểu vùng sinh thái” khác nhau trong Đồng Tháp Mười, tác động trực tiếp đến sản xuất lúa ở mỗi vùng.
Nghiên cứu tập trung phân tích ngành hàng trên 4 nhóm gạo xuất khẩu: KDM105, gạo 5% tấm, gạo 10% tấm và gạo 25% tấm. Với cách tiếp cận Phân tích ngành hàng (CCA: Commodity Chain Analysis) và sử dụng Ma trận phân tích chính sách (PAM: Policy Analysis Matrix) cho phép phân tích chuỗi giá trị trong ngành hàng và tác động của chính sách đến ngành hàng lúa gạo.
Nhằm hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, an toàn, hiệu quả cho vùng ĐBSH đặc biệt trên đất úng trũng, Nguyễn Văn Bộ và ctv. đưa ra giải pháp xây dựng mô hình canh tác Lúa - Cá áp dụng cho những vùng đất ngập úng hàng năm không sản xuất lúa hay những vùng đất bán ngập úng theo mùa mưa chỉ chỉ cấy được một vụ lúa hay hai vụ lúa, tận dụng tiềm năng thế mạnh của vùng như dân số đông, có trình độ thâm canh lúa, cần cù, địa hình úng trũng, nguồn vốn dồi dào trong nông dân ...
Việc chuyên canh 2-3 vụ lúa/năm đã nẩy sinh những bất cập như: Tiêu tốn quá nhiều nước tưới, đất đai thoái hóa nhanh, áp lực sâu bệnh ngày càng nặng nề hơn. Hơn thế nữa, canh tác lúa liên tục trên cùng diện tích tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh lưu chuyển từ vụ này sang vụ khác rất dễ dàng, nên không thể cắt được nguồn bệnh lây lan. Chính vì vậy, biện pháp sử dụng thuốc BVTV bắt buộc phải gia tăng, vừa tốn kém vừa ô nhiễm môi trường. Biện pháp luân canh cây lúa với cây màu như ngô, đậu tương, lạc, rau củ quả,... là giải pháp tốt nhất vừa giảm thiểu lượng nước tiêu thụ, hạn chế thoái hóa đất và áp lực sâu bệnh cho cây trồng trên hệ canh tác.
Nghiên cứu chọn tạo lúa thơm trong nước bước đầu đạt một số thành công, các giống lúa thơm cải tiến: Tám thơm đột biến, Tám xoan đột biến, Hương cốm, OM4900, TP5, TP8, ST3, ST5, lúa lai thơm HYT100 ... được chọn tạo và đưa vào sản xuất. Cùng xu hướng này Trần Tấn Phương và cộng tác viên thực hiện lai tích lũy tính thơm từ 6 vật liệu bố mẹ thơm, đa dạng về thời gian sinh trưởng, kiểu cây, dạng hạt, khả năng chống chịu ... với mục tiêu là tạo được các giống lúa thơm cải tiến ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với điều kiện Việt Nam.
Trong những đặc tính lý hoá liên quan tới chất lượng gạo thì mùi thơm là một trong những đặc tính quan trọng. Chất thơm trong lúa có tới hơn một trăm hợp chất dễ bay hơi như hydrocarbons, alcohol, aldehydes, ketones, acid, esters, phenols, pyridines, pyrazines và những hợp chất khác (Yajima và cộng sự, 1978). Trong đó chất 2 - acetyl - 1 - pyrroline (2AP) được xem là hợp chất quan trọng nhất tạo mùi thơm ở tất cả các giống lúa, nhất là 2 giống Basmati và Jasmine (Buttery và cộng sự, 1982; 1983).
Lúa trồng bao gồm hai loài phụlà Indica và Japonica. Hai nhóm lúa này không những khác nhau về dạng cây, dạng hạt mà còn khác nhau về rất nhiều đặc tính nông học khác. Các nhà chọn giống đã và đang tận dụng tính đa dạng di truyền và khoảng cách di truyền lớn giữa hai nhóm lúa này để tạo ra những dòng lúa mới cho năng suất cao và có nhiều đặc tính nông học tốt khác.
Tinh bột là thành phần quan trọng quyết định phẩm chất của gạo và chiếm tới 90% trọng lượng nội nhũ. Tinh bột được tạo thành từ hai đại phân tử amylose và amylopectin. Đặc tính lý hoá của tinh bột nội nhũ chịu ảnh hưởng của tỷ lệ giữa amylose và amylopectin và cấu trúc hạt tinh bột. Độ phân hủy của hạt gạo trong dung dịch kiềm được xem như một chỉ tiêu để đánh giá nhiệt độ hoá hồ.
Chọn giống truyền thống chống chịu khô hạn là cách tiếp cận rất cơ bản trong một thời gian dài, một vài thành công đã đuuợc ghi nhận trên cây ngô (Hoisington và ctv., 1996), cây lúa (Zhang và ctv., 2006), cây lúa mỳ (Zhao và ctv., 2000). Tuy nhiên, một lỗ hổng lớn giữa các mức độ chống chịu hạn vẫn chưa được xác định trong hầu hết các loại cây trồng. Đặc biệt là sự ổn định về năng suất vô cùng nhạy cảm với sự thiếu nước (Xiao và ctv., 2007).
Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải có bước chuyển biến theo hướng tích cực hơn nữa, với mục tiêu tăng năng suất bình quân và tăng giá trị hạt gạo, canh tác lúa theo hướng thâm canh cao bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn và thân thiện với môi trường, tiêu thụ hết lúa hàng hóa và gia tăng lợi nhuận cho nông dân.