Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33223229

Thứ tư, 16-09-2020 | 10:04:06

Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong 8 vụ (từ Đông Xuân 2011 - 2012 đến Hè Thu 2015) tại khu thực nghiệm của Trung tâm Giống nông nghiệp, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được hiệu suất sử dụng của đạm, lân và kali cho lúa trên vùng đất phèn với cơ cấu lúa 2 vụ/năm; vùng phèn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thí nghiệm được thực hiện trên giống lúa OM5451 với kiểu bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại với 5 nghiệm thức bón phân gồm _NPK, _N, _P, _K, NPK (ĐC).

Thứ tư, 16-09-2020 | 09:47:36

Nghiên cứu này được thực hiện trong nhà lưới cho thấy các dòng đơn gen IRBL3 (I3), IRBL5 (I5), IRBL7 (I7), IRBL8 (I8), IRBL9 (I9), IRBL10 (I10), IRBL12 (I12), IRBL16 (I16) and IRBL22 (I22) mang các gen kháng PiiPik-sPik-pPik-h, Piz, Piz5, PitaPi-sh and Pi9(t) PiiPik-sPik-pPik-h, Piz, Piz5, PitaPi-sh and Pi9(t) còn khả năng kháng bệnh đạo ôn. Các gen này được đưa vào công tác chọn tao giống lúa kháng bệnh đạo ôn trong tương lai.

Thứ tư, 16-09-2020 | 09:45:18

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong đất, phát thải khí CH4, thành phần năng suất và năng suất lúa trong vụ Hè Thu 2016 trên nền đất thâm canh lúa 3 vụ Đông Xuân - Xuân Hè - Hè Thu và luân canh lúa Đông Xuân - Mè Xuân Hè - Lúa Hè Thu tại ấp Thới Phong A, thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ.

Thứ tư, 16-09-2020 | 06:14:55

Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Trà Vinh năm 2016, thu thập dữ liệu của 104 nông hộ áp dụng mô hình canh tác lúa hữu cơ và mô hình lúa truyền thống. Mô hình logit nhị thức được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mô hình canh tác lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa - tôm ở Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh. Năng suất lúa ở những hộ sản xuất hữu cơ thấp hơn so với những hộ sản xuất truyền thống là 13%.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:21:27

Các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm mục tiêu xác định nồng độ brassinolide để cải thiện năng suất lúa trong điều kiện bị mặn 6‰ ở các giai đoạn mạ, đẻ nhánh, tượng đòng và trổ (bốn thí nghiệm được thực hiện độc lập tương ứng với 4 giai đoạn sinh trưởng của lúa). Mỗi thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 1 yếu tố (nồng độ brassinolide: 0,00; 0,05; 0,10; 0,20; 0,40 mg/L) với 5 lần lặp lại.

Thứ tư, 16-09-2020 | 09:13:49

Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của 22 giống lúa Mùa thu thập ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách sử dụng dung dịch Yoshida bổ sung muối NaCl ở nồng độ 10‰ và tiến hành xử lý 5 ngày rồi đánh giá và thu mẫu phân tích. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống, chiều cao thân lá đều giảm mạnh ở nồng độ mặn 10‰ sau  5 ngày xử lý mặn. Bên cạnh đó, chỉ số tích lũy Na+/K+ trong cây cũng đồng thời cho thấy các giống Ba Bụi 2, Một Bụi Trắng, Trà Long 2, Tài Nguyên Cà Mau, Nàng Quớt Biển, Một Bụi Lùn 2, Tài Nguyên Sóc Trăng, Ba Bụi Lùn và Đốc Phụng là nhóm giống lúa có khả năng chịu mặn.

Thứ tư, 31-01-2018 | 11:38:41

Các ví dụ:

 - Các ô ruộng thân thiện với cá có đường cá đi

 - Tưới chu trình

 - Ai khởi xướng ra O&M ?

Thứ hai, 27-11-2017 | 10:38:26

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ natri-canxi trao đổi trong đất đối với thiệt hại sinh trưởng và năng suất lúa trong chậu ở các nồng độ và giai đoạn tưới mặn trên đất nhiễm mặn. Thí nghiệm được thực hiện từ 10/2016 đến 01/2017 tại khu vực nhà lưới, trường Đại học Cần Thơ, đất thí nghiệm được thu từ khu vực không nhiễm mặn và xâm nhập mặn tại Long Phú, Sóc Trăng.

Thứ hai, 13-11-2017 | 11:20:07

Nghiên cứu được triển khai tại tỉnh Thái Bình sử dụng phần mềm DNDC mô phỏng phát thải khí nhà kính (KNK) từ hệ thống canh tác lúa nước trên các vùng khí hậu và loại đất khác nhau. Mô hình được hiệu chỉnh bằng chính các kết quả đo đếm ngoài thực tế

Thứ hai, 13-11-2017 | 11:12:29

Bài viết tập trung đánh giá hiện trạng áp dụng công nghệ trong sản xuất và sau thu hoạch lúa gạo ở Việt Nam trong điều kiện nông hộ nhỏ chiếm đa số. Việc ứng dụng công nghệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo ở Việt Nam hiện tập trung chủ yếu vào các khâu như làm đất (90%), quản lý nước (75%), và thu hoạch, tách hạt (60%). Các khâu sản xuất khác ít áp dụng cơ giới hóa do sản xuất nhỏ.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD