Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33317804

Thứ sáu, 23-09-2016 | 09:23:29

Định hướng chung lai tạo giống mía mới tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là lai tạo giống mía có khả năng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, cho năng suất và chất lượng mía cao, vượt từ 10% trở lên so với bình quân của vùng, góp phần đưa năng suất bình quân cả nước lên 72 tấn/ha, chữ đường đạt 10,5 CCS, tỷ lệ diện tích giống mía mới Việt Nam lên 20% vào năm 2020

Thứ sáu, 29-07-2016 | 17:12:24

Trong các loại hoa được trồng phổ biến, hoa lan được biết đến như một loài hoa không chỉ ở vẻ đẹp, hương thơm, màu sắc đa dạng mà còn có giá trị kinh tế cao. Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 35000 loài lan tự nhiên và 75000 giống lan do kết quả chọn lọc và lai tạo.
 

Thứ ba, 22-03-2016 | 08:46:10

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 02 năm 2015 nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái Tirathaba sp. (Lepidoptera: Pyralidae) gây hại trên chôm chôm tại tỉnh Tiền Giang, tại Viện cây ăn quả miền Nam và xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Kết quả thí nghiệm thu được là có 5 loài sâu đục trái tấn công trên chôm chôm tại tỉnh Tiền Giang. Trong đó loài gây hại phổ biến nhất là loài Tirathaba sp. đây là loài sâu đục trái mới được ghi nhận.

Thứ ba, 15-03-2016 | 10:23:27

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014 nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella tại Viện cây ăn quả miền Nam và tại xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Kết quả ghi nhận thành  trùng sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella có màu vàng xám đến nâu đậm. Con đực có râu hình răng lược còn con cái có râu hình sợi chỉ. Trứng có hình oval, màu trắng hơi phồng lên rồi chuyển sang màu hồng.

Thứ hai, 07-03-2016 | 08:40:37

Đề tài được nghiên cứu từ tháng 11/2013 – 12/2014 với các nội dung: Kgảo sát diễn biến quần thể sâu đục trái Citripestis sagitiferella trên hai giống bưởi da xanh và long cổ cò tại tỉnh Tiềng Giang. Ảnh hưởng của các loại bao trái khác nhau đến khả năng gây hại của sâu đục trái bưởi.

Thứ tư, 17-02-2016 | 08:59:59

Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhiều loại vitamin như vitamin B1, B2, PP,… và các axit amin thiết yếu, không gây xơ cứng động mạch và không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Nấm còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú như: tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, ngăn ngừa và trị liệu các bệnh tim mạch, hạ đường máu, chống phóng xạ.

Thứ tư, 17-02-2016 | 09:01:19

Đồng Tháp Mười (ĐTM) có diện tích tự nhiên là 696.949 ha, gồm 5 nhóm đất chính: đất phù sa chiếm 34,71%, đất xám 16,10%, đất cát 0,51%, đất than bùn 0,02%, đất phèn 39,27% (Phan Liêu, 1998). Trong đó, đất xám có tiềm năng rất lớn về quy mô diện tích và tính phù hợp trong việc sắp xếp mùa vụ luân canh vừng với lúa. Phân tích tổng hợp các yếu tố tiềm năng về khí hậu, đất đai, nguồn lao động…nơi đây có thể trở thành vùng sản xuất vừng lớn theo hướng hàng hóa của vùng.

Thứ tư, 17-02-2016 | 09:01:35

Phân lân là một loại phân đa lượng có ý nghĩa quan trọng đối với vừng, giúp cây sinh trưởng phát triển bộ rễ, thân và đặc biệt là quá trình ra hoa và đậu trái, nâng cao chất lượng hạt. Tuy nhiên, là cây trồng cạn, thời gian sinh trưởng ngắn nên vừng cần được quan tâm đến loại phân lân dễ tiêu, chứa nhiều chất dinh dưỡng khác để cung cấp kịp thời cho cây. Trong thực tế, người dân phổ biến dùng DAP để cung cấp lân cho cây. Với thành phần chủ yếu là đạm (18%), lân (46%) và là loại phân dễ tan, dễ bón nên phân DAP bước đầu được ưu tiên sử dụng.

Thứ tư, 17-02-2016 | 09:01:48

Các nghiên cứu về mật độ gieo thường khuyến cáo theo số lượng giống gieo trên đơn vị diện tích, tuy nhiên đặc biệt đều chú trọng đến khoảng cách xác lập cuối thời kỳ cây con. Theo Pornparn (2001), lượng hạt giống vừng được gieo sạ ở Thái Lan khá cao từ 6-12 kg/ha nhưng sau khi tỉa định cây chỉ để khoảng 200.000 cây/ha. Ở Mỹ, mật độ trồng được khuyến cáo từ 600.000 - 720.000 cây/ha áp dụng cho phương pháp gieo bằng máy.

Thứ tư, 17-02-2016 | 09:02:06

Vừng (Sesamum indicum L.) là cây thân thảo hàng năm, được trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời. Vừng có tính chịu hạn, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, đất đai nên có vùng phân bố rộng khắp cả nước. Hạt vừng có nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt hàm lượng dầu cao trong hạt (50 tới trên 60 %), chất lượng dầu tốt và có chứa các chất chống oxy hóa. Hiện tại cây vừng được trồng rộng rãi trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Châu Phi, Mỹ và các nước Nam Mỹ.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD