Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) là cây ăn trái chính và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế trong phát triển sản xuất cây có múi như đất đai màu mỡ, nguồn nước tưới phong phú
Ruồi hại quả họTephritidae có số lượng loài rất phong phú (gần 4500 loài), nhiều loài là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên các loại cây ăn quả và rau ăn quả ở tất cả các nước trên thế giới, trong đó khu vực Thái Bình Dương có 20 loài,
Khoai môn sọ là loại cây có củ được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái và trở thành đặc sản quý của một số địa phương,với nhiều giống nổi tiếng như khoai môn Lệ Phố, khoai sọ Thuận Châu, khoai môn Tàu Bắc Kạn, khoai Mán Vàng... Tuy nhiên, hiện nay chưa có tỉnh nào trồng khoai môn sọ đại trà với quy mô sản xuất lớn. Nguyên nhân là do các giống khoai môn sọ địa phương cho năng suất không cao, thời gian sinh trưởng dài, dễ bị sâu bệnh hại, ngủ nghỉ ngắn, rất khó để giống, hệ số nhân giống rất thấp.
Lan hồ điệp (Phalaenopsis) ngày càng được người tiêu dùng biết đến bởi vẻ đẹp của hoa, màu sắc đa dạng, hoa bền lâu. Những năm qua hoa lan hồ điệp được tiêu thụ rất mạnh ở các đô thị, thành phố lớn, chỉ tính riêng năm 2009 số lượng lan hồ điệp được tiêu thụ khoảng 50 - 60 vạn cây.
Trong những năm qua tốc độ phát triển cây hoa cúc ở nước ta rất lớn, đã đóng góp một nguồn thu không nhỏ cho các hộ trồng hoa. Tuy nhiên sản xuất hoa cúc ở ta còn nhiều hạn chế về năng suất cũng như chất lượng hoa, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, việc sản xuất luôn ở trong tình trạng không cân đối, sản phẩm thường tồn đọng vào ngày thường và đắt trong những dịp lễ tết, nên một trong những bí quyết hiện nay để sản xuất hoa cúc là vấn đề rải vụ và điều khiển ra hoa vào các dịp lễ tết.
Hạt ca cao là một nguồn nguyên liệu để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, đó chính là chocolate, các loại bột ca cao... và rõ ràng chất lượng cũng như những nét đặc trưng của các sản phẩm này không những phụ thuộc vào công nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc vào chất lượng của nguồn nguyên liệu. Hạt ca cao có chất lượng tốt khi tất cả các chỉ tiêu chất lượng đều đảm bảo theo một tiêu chuẩn nhất định, đó chính là hàm lượng bơ cao, hạt lên men hoàn toàn, chỉ số pH cao v.v...
Ca cao là cây lâu năm, phần thu hoạch là trái. Gieo hạt trực tiếp trong vườn ươm trong túi nilon (cao 25 cm, đường kính 12 cm), thường sắp xếp thành hàng kép dưới bóng râm. Sau 7-8 tháng đem trồng ngoài vườn. Cây cho hoa hữu hiệu đầu tiên sau 18-24 tháng trồng (hoa xuất hiện trên thân chính và các nhánh lớn). Sự ra hoa trên thực tế là liên tục, nhưng những thời kỳ thụ phấn thích hợp xẩy ra khoảng 2 tháng sau khi bắt đầu mùa mưa. Những quả non gọi là cherelles khi mới hình thành và gọi là quả (pods) khi chín.
Giống lan Hồ Điệp tiêu thụ tại Việt Nam đa số có nguồn gốc ngọai nhập, kém thích nghi với khí hậu vùng Đông Nam bộ. Vật liệu lai tạo gồm 20 giống lan Hồ Điệp nhập nội và 2 giống lan hoang dại bản địa (tiểu Hồ Điệp – Phal. pulcherrima). Kết quả có 9 tổ hợp lai phát triển thành cây, trong đó 7 tổ hợp lai có hoa, 2 tổ hợp lai giữa giống lai và lan hoang dại không cho hoa.
Hoa lily là một trong những loại hoa cắt cành đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Từ đầu năm 2002-2005, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp nhập nội, khảo nghiệm một số giống hoa lily. Tuy nhiên hiện tại chủng loại giống hoa lily thích hợp trồng tại miền Bắc vẫn còn rất ít, nguồn giống chưa chủ động được, hàng năm vẫn phải nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc nên giá thành củ giống cao, bấp bênh cho sản xuất. Để khắc phục tồn tại trên đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thực tiễn sản xuất, năm 2008 chúng tôi tiến hành đề tài: Tuyển chọn và xây dựng quy trình nhân giống hoa lily Manissa.
Cây bông Gossypium L. bao gồm 45 loài lưỡng bội và 5 loài tứ bội (Fryxell, 1992). Bông lưỡng bội chia làm 8 bộ gen, được ký hiệu từ A đến G và K (Beasley, 1940; Wendel và Cronn, 2003) với số lượng nhiễm sắc thển = 13. Cho đến nay, có 4 loài bông được trồng lấy sợi: Hai dạng nhị bội (bông cỏ) (2n = 2x = 26): G. arboreumvà G. herbaceumvà hai dạng tứ bội (2n = 2x = 52): G. hirsutum (bông luồi) và G. barbadense (bông hải đảo). Trong đó, bông cỏ G. arboreumcó bộ gen lưỡng bội AA có các đặc tính nông sinh học tốt như chín sớm, độ bền xơ, hàm lượng dầu cao, có khả năng chống chịu điều kiện bất lợi, kháng sâu bệnh tốt... Vì thế, đây là nguồn gen được các nhà chọn giống quan tâm (Ma, 2008).