Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33210002
Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để tăng năng suất, chất lượng mía
Thứ năm, 01-12-2011 | 09:07:30

Thời gian thực hiện : 2006-2010

Đơn vị chủ trì: Viện KHKTNN Miền Nam

Mục tiêu: Nâng cao năng suất, chất lượng mía phù hợp cho các vùng sinh thái, bảo đảm rải vụ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân vùng mía nguyên liệu

Nội dung chính: Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất mía ở 5 vùng: Thanh Hóa-Nghệ An, Quảng Ngãi-Khánh Hòa, Đồng Nai-Tây Ninh,Long An-Bến Tre, Hậu Giang-Sóc Trăng. Khảo nghiệm cơ bản giống mía. Khảo nghiệm sản xuất. Thử nghiệm làm đất tối thiểu tại Đồng Nai-Tây Ninh. Thử nghiệm trồng trừ cỏ tại Thanh Hóa-Nghệ An, Quảng Ngãi-Khánh Hòa, Long An-Bến Tre, Hậu Giang-Sóc Trăng. thử nghiệm chế phẩm phân bón lá tại Đồng Nai-Tây Ninh, Long An-Bến Tre, Hậu Giang-Sóc Trăng. Thử nghiệm phân bón NPK tại Hậu Giang-Sóc Trăng. Thử nghiệm cày ngầm tại Quảng Ngãi-Khánh Hòa. Thử nghiệm biện pháp phòng trừ rệp tại Thanh Hóa-Nghệ An. Thử nghiệm một số biện pháp ICM khác tại  Thanh Hóa-Nghệ An, Quảng Ngãi-Khánh Hòa, Đồng Nai-Tây Ninh,Long An-Bến Tre. Xây dựng ứng dụng và đánh giá quy trình ICM (đúc kết từ các biện pháp ICM) tại 5 vùng mía trên. Xây dựng mô hình trình diễn giống mía mới và quy trình ICM 10 ha/mô hình tại 5 vùng mía trên.

Dự kiến kết quả: Tuyển chọn được 06 giống mía, các giống mía này đã được Bộ công nhận sản xuất thử: + Giống K95-156 tại Tây Nam bộ trong điều kiện nước trời đạt năng suất cao 128-140 tấn/ha, CCS 11% (10 tháng tuổi) và 14% (13.5 tháng tuổi). Tại Đông Nam Bộ trong điều kiện có tưới bổ sung mùa khô đạt năng suất 89,47 tấn/ha vụ tơ là 93,83 tấn/ha vụ gốc I, CCS cả vụ tơ và gốc đều đạt trên 12%. + Giống Suphanburi 7 tại vùng Tây Nam Bộ năng suất đạt 144,8 tấn/ha vụ tơ và 132,64 tấn/ha vụ gốc I cả 2 vụ CCS đạt gần 13%. Tại Nam Trung Bộ năng suất đạt trên 94,5 tấn/ha, chất lượng tốt (CCS>12%) cả hai vụ tơ và gốc I). + Giống K88-200 tại Đông Nam Bộ năng suất đạt 97,4 tấn/ha, chữ đường 12,11% và năng suất qui 10CCS đạt 119,8 tấn/ha. +Giống KK2 tại Trung Trung Bộ  trong điều kiện không tưới năng suất đạt 81,3 tấn/ha (vụ mía tơ) và 70,4 tấn/ha (vụ mía gốc 1) với chữ đường tương ứng đạt 13.4 và 12,25% qui về chữ đường 10CCS vượt đối chứng 10,89 và 29,7%. + Giống KU60-1 tại Tây Nam Bộ trong điều kiện không tưới nước năng suất vụ mía tơ đạt 117 tấn/ha, CCS đạt 14,69%, vụ mía gốc năng suất đạt tương ứng là 122,23 tấn/ha và CCS đạt 10,72%. + Giống KU00-1-61 tại Tây Nam Bộ trong điều kiện không tưới nước năng suất vụ mía tơ đạt 118.83 tấn/ha, CCS đạt 13,67%, vụ mía gốc năng suất đạt tương ứng là 113,14 tấn/ha và CCS đạt 11,01%. + Xây dựng được 05 biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) cho 5 vùng sinh thái trồng mía với năng suất đạt trên 80 tấn/ha trong điều kiện không tưới và trên 100 tấn/ha trong điều kiện có tưới, CCS trên 11%. Xây dựng giải pháp khoa học công nghệ (giống và kỹ thuật) kéo dài thời gian  thu hoạch mía thêm 20-30 ngày so với hiện tại cho 5 vùng sinh thái.

Trở lại      In      Số lần xem: 4371

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD