Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33224609
Tên đề tài: Nghiên cứu dịch hại phát sinh từ đất và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp cho cây hồ tiêu (Piper nigrum L)
Thứ năm, 29-12-2011 | 14:30:10

Tên đề tài: Nghiên cứu dịch hại phát sinh từ đất và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp cho cây  hồ tiêu (Piper nigrum L)

Thời gian thực hiện : 2008-2010

Đơn vị chủ trì: Viện KHKTNN Miền Nam

Mục tiêu: Giảm thiểu mức độ lây nhiễm và thiệt hại do các loài dịch hại phát sinh từ đất gây ra cho cây hồ tiêu, từ đó giảm rủi ro cho ngành trồng tiêu.

Nội dung chính: Nghiên cứu bệnh chết nhanh và chết chậm trên cây hồ tiêu. Nghiên cứu về rệp sáp hại tiêu
Nghiên cứu về tuyến trùng hại tiêu. Chăm sóc và theo dõi các thí nghiệm/thử nghiệm phòng trừ dịch hại phát sinh từ đất bằng biện pháp canh tác, sinh học và hóa học. Chăm sóc và theo dõi  mô hình quản lý cây trồng tổng hợp cho cây hồ tiêu.  Xây dựng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp cho cây hồ tiêu. Hội thảo chuyên đề và phổ biến kỹ thuật

Dự kiến kết quả: Phân lập được 45 chủng nấm Phytophthora spp., Pythium spp. và Fusarium spp. Khoảng nhiệt độ cho các chủng nấm sinh trưởng và phát triển là 15-30oC. Các chủng nấm gây bệnh hoạt động ở khoảng pH rộng, 4-8.  Xác định được 5 giống tuyến trùng ký sinh trong đất và rễ cây tiêu. Trong đó, loài Meloidogyne spp. xuất hiện rất phổ biến. Mật số tuyến trùng Meloidogyne spp. trong đất và rễ cao vào đầu và cuối mùa mưa. Rệp sáp phổ biến là loài Psuedococcus citri, gây hại ở tất cả các bộ phận của cây. Trong đất, rệp sáp sống cộng sinh với nấm. Việc đào mương thoát nước vào mùa mưa giảm thiểu mức độ lây lan mầm bệnh, giảm thiệt hại cho vườn tiêu đáng kể. Biện pháp che phủ đất đã bổ sung dinh dưỡng cho vườn cây, giữ ẩm cho đất, hạn chế xới xáo vườn tiêu vì thế giúp cây sinh trưởng tốt hơn, ít bị sâu bệnh trong đất gây hại. Cây tiêu ghép có khả năng chống chịu dịch hại phát sinh từ đất, ít nhiễm bệnh và mức độ nhiễm nhẹ hơn cây tiêu không ghép. Bón phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, trung lượng, vi lượng và các chế phẩm Trichoderma sp. và Bacillus sp. (40g/trụ) có hiệu lực tốt góp phần giảm bệnh vàng lá, thối gốc thân và tăng dung trọng hạt tiêu. Thuốc TDC & Imidacloprid 275 SC ở liều dùng 2 lít/ha cho hiệu lực cao nhất với bệnh vàng lá chết chậm. - Trichoderma sp., Bacillus sp. và Pseudomonas fluorescens có hiệu quả trong hạn chế sự phát triển của bệnh chết nhanh. Thuốc BullStar 262.5 EC (0,8lít/ha) và BullStar 262.5 EC (0,6lít/ha) cho hiệu quả cao trong phòng trừ rệp sáp. Mô hình quản lý cây trồng tổng đã hạn chế sự phát triển của sâu bệnh phát sinh từ đất trong vườn tiêu, ổn định năng suất vườn tiêu góp phần sản xuất tiêu bền vững.

Trở lại      In      Số lần xem: 4345

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD