Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33273048
Tên đề tài: Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa chịu phèn năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng Đồng Tháp Mười
Thứ năm, 29-12-2011 | 14:28:24

Tên đề tài: Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa chịu phèn năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng Đồng Tháp Mười

Thời gian thực hiện : 2008-2010

Đơn vị chủ trì: Viện KHKTNN Miền Nam

Mục tiêu: Chọn tạo được giống lúa thích nghi cho vùng đất phèn Đồng Tháp Mười bằng phương pháp chọn giống truyền thống và phương pháp phân tử, năng suất vượt đối chứng trên 10%, thời gian sinh trưởng ngắn (90-100 ngày), chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chống chịu sâu bệnh khá.

Nội dung chính: Phân tích đa dạng di truyền nguồn vật liệu thu thập. Tạo quần thể con lai (Lai BC), lai diallel, lai đơn. Chọn lọc và khai thác đột biến, biến dị soma, nuôi cấy túi phấn.Ứng dụng chỉ thị phân tử trong việc chọn  giống chịu phèn. Gây đột biến 10 giống lúa địa phương để chọn lọc cho kháng phèn. Thanh lọc các tính trạng liên quan đến tính chống chịu phèn.Phân tích tương tác kiểu gen và môi trường. Chọn lọc quần thể F2, BC2, F4, F5 . Khả năng đáp ứng phân bón. Thanh lọc rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá. Khảo nghiệm đánh giá giống. Bộ giống quan sát, sơ khởi, hậu kỳ

Dự kiến kết quả: Giống cao sản triển vọng chịu phèn tốt ĐTM126, ĐTM192, OM5981 đã được cho phép sản xuất thử, với năng suất vượt đối chứng >10%. Giống cao sản triển vọng đang được xem xét thêm OM6677, MNR1, MNR2, MNR3, MNR4, MNR5. Kết hợp phương pháp chọn tạo giống truyền thống và chỉ thị phân tử để rút ngắn thời gian; áp dụng GRAMENE để tìm kiếm nhiều chỉ thị có liên kết chặt hơn trong vùng giả định với LOD > 3,0, có 7 chỉ thị phân tử mới được áp dụng,  biểu thị đa hình (4 của sắt: RM252, RM211, RM315, RM212 và 3 của nhôm: RM223, RM 215, OSR 29). Ngoài ra 2 chỉ thị phân tử mới liên quan đến tính chống chịu thiếu lân cũng được áp dụng là R3375 và RM 367 trên nhiễm sắc thể 12. Kiểu hình phân tích chống chịu sắt là 0, 30, 100 ppm FeCl2 và chống chịu nhôm là 0, 30 ppm Al; trên dung dịch dinh dưỡng Yoshida. Kết quả chủ yếu dựa trên chiều dài tương đối của rễ (RRL). Tăng cường cải tiến biện pháp đánh giá kiểu hình để kết quả chính xác hơn, đặc biệt tương tác GxE được triển khai tại 6 điểm trong vùng Đồng Tháp Mười và 8 điểm đất phèn ngoài vùng Đồng Tháp Mười để tham khảo, các giống triển vọng có tính ổn định về năng suất; rất ít có tính thích nghi rộng, một số có tính thích nghi với điều kiện không thuận lợi, tương tác chung GxE>70%.

Trở lại      In      Số lần xem: 6085

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD