Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  61
 Số lượt truy cập :  33845263

Thứ hai, 16-11-2020 | 10:36:20

Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây gia vị được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Braxin, Madagascar, Việt Nam,... Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất trên thế giới. Đến năm 2016, ngành hồ tiêu Việt Nam đóng góp 41% tổng sản lượng hồ tiêu và 59% tổng sản lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới (IPC, 2018). Trong đó, Đắk Lắk là một trong những tỉnh có diện tích trồng tiêu lớn nhất cả nước.

Thứ sáu, 13-11-2020 | 08:46:00

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định ảnh hưởng của nồng độ brassinolide tối ưu lên một số đặc tính sinh lý, sinh hóa của cây lúa ở giai đoạn mạ trong điều kiện lúa bị mặn 6‰. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên trong điều kiện nhà lưới, 1 nhân tố, với các nồng độ brassinolide: 0,00; 0,05; 0,10; 0,20; 0,40 mg/L và 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở độ mặn 6‰, ủ giống với brassinolide 0,05 mg/L làm gia tăng trọng lượng tươi và khô của cây lúa và hoạt tính enzyme protease tăng 0,057 Tu/mgprotein so với đối chứng. Ủ giống với brassinolide ở 5 nồng độ nói trên cho hàm lượng proline tăng từ 17,36 - 36,61% so với đối chứng, trong đó nồng độ 0,20 mg/L cải thiện hàm lượng proline tốt nhất cũng như giúp cải thiện hàm lượng các sắc tố quang hợp (chlorophyll a và carotenoids).

Thứ sáu, 13-11-2020 | 08:43:00

Ngô (bắp) (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và ngô được sử dụng với ba mục đích chính như làm lương thực cho người, thức ăn cho gia súc và nguyên liệu cho nhiều sản phẩm công nghiệp (Đinh Thế Lộc và ctv., 1997). Hiện nay, trên đồng ruộng trồng các giống ngô nhập nội và các giống bắp lai bị bệnh đốm lá nhỏ tấn công và gây hại đáng kể về năng suất và chất lượng bắp (Vũ Triệu Mân, 2007). Việc áp dụng biện pháp hóa học trong phòng trị bệnh bên cạnh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, dư lượng trong nông phẩm, ảnh hưởng sức khỏe con người và gây ra tính kháng thuốc của mầm bệnh.

Thứ sáu, 13-11-2020 | 08:39:47

Virus gây bệnh vàng lụi là Rice yellow sunt virus (RYSV), có tên cũ là Rice transitory yellowing virus (RTYV). RYSV là thành viên của chi Nucleorhabdovirus, họ Rhabdoviridae, bộ Mononegavirales (Walker et al., 2018). RYSV có bộ gen RNA, sợi đơn, không phân mảnh, cực âm, kích thước ~ 14 kb, thuộc nhóm gây hại ở bó mạch phloem, lan truyền theo kiểu bền vững tái sinh (virus nhân lên trong vector) bằng 3 loài rầy xanh đuôi đen là Nephotettix nigropictus, N. cincticeps và N. virescens nhưng không truyền qua trứng rầy (Inoue, 1978; Jackson et al., 2005).

Thứ ba, 10-11-2020 | 15:26:48

Nghiên cứu được thực hiện trên 3 giống sầu riêng: Ri-6, Monthong và Chuồng bò. Kết quả ghi nhận trên giống Ri-6, thời điểm thu hoạch càng muộn và nồng độ xử lý ethephon tăng thì hàm lượng tổng chất rắn hoà tan (TCRHT) của thịt quả đều cao: thu hoạch ở 95 ngày sau đậu quả (NSĐQ) là 33,590Brix và xử lý ethephon 270 ppm là 32,390Brix. Đối với giống Chuồng bò thu hoạch ở 105 NSĐQ có hàm lượng TCRHT cao nhất (32,070Brix), các nồng độ ethephon không ảnh hưởng đến hàm lượng TCRHT.

Thứ ba, 10-11-2020 | 15:21:00

Glyphosate là thuốc diệt cỏ được sử dụng phổ biến trên thế giới do chi phí thấp và hiệu quả cao. Việc sử dụng glyphosate đã tăng gần 15 lần kể từ khi nó được giới thiệu vào năm 1996 (Benbrook, 2016). Glyphosate ức chế 5-enolpyruvylshikimate-3-phosphate synthase (EPSPS), một loại enzyme tham gia trong chu trình shikimate tổng hợp axit amin được sử dụng bởi nhiều vi khuẩn trong đất (Helander et al., 2012; MC Zabaloy et al., 2008), điều này làm người ta lo ngại rằng glyphosate có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của vi sinh vật trong đất (Rose et al., 2016).

Thứ hai, 09-11-2020 | 18:03:43

Thanh long (Hylocerus undatus) là một trong những chủng loại cây ăn quả nhiệt đới quan trọng ở các tỉnh phía Nam. Kiểu trồng trụ theo sản xuất truyền thống bộc lộ nhiều điểm hạn chế như: tán cây mang nhiều cành già, cành vô hiệu, khó chăm sóc, là nơi trú ẩn của nguồn bệnh và chất lượng quả kém,… Bản thân kiểu trồng trụ tạo ra những thách thức không nhỏ trong việc vệ sinh vườn và quản lý tán kém dẫn đến sự phát sinh và lây lan dịch hại, đặc biệt là bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum).

Thứ sáu, 06-11-2020 | 09:05:14

Bài báo trình bày thực trạng sản xuất, ứng dụng chế phẩm vi sinh và đề xuất định hướng phát triển công nghệ vi sinh vật (VSV) trong nông nghiệp tại Việt Nam. Các ứng dụng công nghệ vi sinh trong nông nghiệp Việt Nam như: i) Phân giải các hợp chất hữu cơ; ii) Phân giải lân; iii) phân giải kali; iv) Phân giải protein, lipit, tinh bột,…; v) Sinh các chất kích thích sinh trưởng thực vật;  vi) Cố định nitơ tự do; vii) Đối kháng bệnh thực vật; viii) Sinh polysacharit; ix) Vi sinh vật khử mùi hôi,…

Thứ tư, 04-11-2020 | 05:57:44

Phước Hậu, Phước Lâm và Mỹ Lộc là các xã sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với diện tích gieo trồng hàng năm từ 1.037 - 1.412 ha. Kết quả điều tra cho thấy, hàng năm các hộ sản xuất nông nghiệp của 3 xã trên tiêu thụ số lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tương đối lớn từ 2.997,73 - 3.817,44 kg, phát thải ra môi trường 445,46 - 567,27 kg bao bì thuốc. Tuy nhiên, công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng chưa được thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước về chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Thứ tư, 04-11-2020 | 05:54:33

Nghiên cứu nhân nuôi cộng đồng nấm rễ (Arbuscular mycorrhizal) bản địa trên cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện trong nhà lưới. Kết quả nhân nuôi ở thời điểm 30 ngày cho thấy ký chủ cây bắp và giá thể đất, cát, than bùn với tỉ lệ 1 : 1 : 1 là môi trường nhân nuôi cộng đồng nấm rễ đạt số lượng bào tử cao nhất (371 bào tử/50 g giá thể) và tỷ lệ bào tử xâm nhiễm nội sinh bên trong rễ bắp là 91%/1 g rễ cao hơn rất nhiều so với ký chủ cây cao lương và giá thể đất, cát với tỉ lệ 1 : 1, với số lượng bào tử (306 bào tử/50 g giá thể) và tỷ lệ bào tử xâm nhiễm nội sinh bên trong rễ cây cao lương là 77%/1 g rễ.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD