Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  32993854
Xây dựng cơ sở dữ liệu về cơ cấu chi phí sản xuất, giá thành của một số nông sản chủ lực ở Nam Bộ
Thứ năm, 18-10-2012 | 16:39:29

Chủ nhiệm đề tài

TS.Hồ Cao Việt

Cơ quan chủ trì

Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam

Thời gian thực hiện

1/2010-12/2011

Kinh phí ( triệu đồng)

200

Nghiệm thu

ngày     tháng     năm 20

Mục tiêu:

  • Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chi phí sản xuất và giá thành cho một số nông sản chủ lực ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
  • Đề xuất giải pháp quản trị sản xuất nhằm hợp lý hóa chi phí sản xuất để giảm giá thành một số nông sản chủ lực cho nông dân ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
  • Giảm thiểu rủi ro cho nông dân do biến độong giá cả thị trường tác động đến chi phí sản xuất một số loại nông sản chủ lực ở vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Kết quả:

  • Chi phí sản xuất, lợi nhuận, doanh thu trong sản xuất lúa rất biến động trong ngắn hạn và tất cả các yếu tố trên đều có xu hướng tăng trong 2 vụ lúa Hè Thu 2011 và Đông Xuân 2010-2011 ở mức chi phí bình quân từ 16-17 triệu đồng/ha/vụ.
  • Giá thành sản xuất lúa có xu hướng giảm trong 2 vụ lúa Hè Thu 2010 và Đông Xuân 2010-2011 do năng suất lúa tăng đáng kể trong cùng thời điểm, biến động từ 2.790-3.066 đồng/kg. Để giảm giá thành sản xuất lúa trong dài hạn, chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng nhất cần phải cắt giảm thông qua các giải pháp kỹ thuật và chính sách quản lý vĩ mô hợp lý chi giá vật tư nông nghiệp. Chú ý giảm các khoản chi phí có tỷ trọng lớn như giống (9,5%), thuốc BVTV (16%), phân bón (29%), lao động và thuê máy (42%). Đồng thời ổn định mức năng suất ở mức từ trên 4,8 tấn/ha/vụ.
  • Để nông dân có lời 30%, giá mua lúa cho nông dân phải  từ 4.300-4.600 đồng/kg ở các vụ Hè Thu và Đông Xuân sắp tới (với giả định năng suất 4,8 tấn/ha và chi phí sản xuất 16-17 triệu đồng/ha và mức lạm phát 1 con số).
  • Xu hướng chi phí vật tư nông nghiệp tăng trong 3 niên vụ gần đây có tác động rất lớn đến tăng giá thành và tăng nguy cơ thua lỗ. Các loại chi phí có xu hướng tăng bao gồm: chi phí giống và phân bón.
  • Xu hướng giá lương thực tăng trong những năm tới, tuy nhiên trong ngắn hạn với giá bán dưới mức từ 3.000 đồng/kg (lúa khô) hoặc 4.000 đồng/kg (lúa tươi) trong bối cảnh chi phí sản xuất cao trong 2 niên vụ lúa gần đây làm tăng nguy cơ lỗ rất cao.

Kiến nghị:

  • Giảm các chi phí sản xuất chủ yếu:
    • Giảm lượng phân bón và nhất là thuốc BVTV
    • Ổn định giá phân bón và thuốc BVTV.
    • Giảm chi phí thuê máy thông qua phương thức hợp tác – liên kết ngang giữa các hộ nông dân (cùng góp vốn mua máy và cùng sử dụng).
    • Ổn định giá nhiên liệu.
  • Hạn chế trồng lúa ở vùng rủi ro cao: có điều kiện đất nhiễm phèn, mặn; vùng lúa có năng suất thấp; vùng có cơ sở hạ tầng nông thôn kém và khó tiếp cận thị trường.
  • Tăng cường khuyến nông ở những vùng sâu và khó tiếp cận với thông tin khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường. Chính sách 3 giảm – 3 tăng nên triển khai mạnh hơn nữa ở những vùng này. Truyền thông nhằng nâng cao nhận thức về sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý.
  • Chính sách và thực thi quản lý vĩ mô hiệu quả hơn nhằm ổn định giá vật tư nông nghiệp, chủ yếu là giá phân bón, giá thuốc BVTV và giá nhiên liệu.
  • Thiết lập cơ chế quản lý giá thuốc và chất lượng thuốc BVTV hợp lý.
  • Tiếp tục thu thập và phân tích chi phí sản xuất cho những vụ lúa tiếp theo nhằm đưa ra những luận cứ cho các nhà làm chính sách trên cơ sở sử dụng phương pháp tính giá thành đưa ra trong đề tài, tổ chức và tập huấn mạng lưới thu thập cơ sở dữ liệu ở các vùng sản xuất lúa ở D9BSCL và đưa ra dữ liệu vào chương trình tính toán Excel đã được thiết lập sẵn.
Trở lại      In      Số lần xem: 7798

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD