Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33464849
11% lượng nước ngầm được sử dụng để trồng lương thực đang biến mất
Thứ năm, 06-04-2017 | 06:55:19

Lúa mì, gạo, đường, sợi bông và ngô nằm trong số các cây trồng được giao dịch quốc tế quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo Chương trình Nước của Liên hợp quốc, để sản xuất ra các loại cây trồng này, nhiều nước phụ thuộc vào nền nông nghiệp tưới tiêu, chiếm khoảng 70% lượng nước ngọt toàn cầu. Một nguồn nước ngọt là các tầng nước ngầm, một số trong đó được bổ sung thêm lượng nước chậm đến nỗi chúng chủ yếu là nguồn tài nguyên không tái tạo được.

 

11percentofd.jpg 

  Hình ảnh vệ tinh Landsat trong Lưu vực Wadi As-Sirhan của Ả rập Saudi được chụp vào ngày 12 tháng 3 năm 2000. Vòng tròn là các cánh đồng được tưới bằng nước từ các tầng nước ngầm dưới sa mạc đến 1 km. Ảnh: NASA/Landsat/Robert Simmon và Jesse Allen

Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học College London và Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA ở thành phố New York cho thấy, 11% nước ngầm không phục hồi được dùng cho việc tưới tiêu các cây trồng mà sau đó được buôn bán trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, hai phần ba số cây trồng xuất khẩu phụ thuộc vào nước ngầm không tái tạo được sản xuất ở Pakistan (29%), Hoa Kỳ (27%) và Ấn Độ (12%).

Tác giả chính của nghiên cứu, Carole Dalin thuộc Đại học College London, cho biết: "Không chỉ riêng các nước đang trải qua tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, mà còn cả các đối tác thương mại của họ. "Khi người ta tiêu thụ các thực phẩm nhập khẩu, họ nên biết rằng họ có thể có ảnh hưởng đến môi trường ở nơi khác."

Dalin và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu thương mại về các mặt hàng nông nghiệp của các nước từ Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc. Sau đó, họ kết hợp nó với mô hình thủy văn toàn cầu - đã được chứng thực bằng thông tin cơ sở và dữ liệu vệ tinh của NASA - để tìm ra nguồn nước sử dụng để sản xuất 26 loại cây trồng cụ thể từ nước khởi điểm đến nơi đến cuối cùng. Phân tích của họ là phân tích đầu tiên xác định những cây trồng cụ thể nào đến từ các hồ chứa nước ngầm không tái tạo và nơi chúng được tiêu thụ.

Đồng tác giả Michael Puma đến từ Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA và Đại học Columbia ở thành phố New York cho biết, "Ví dụ như, tôi đang ở Nhật Bản, và tôi đang nhập ngô từ Mỹ. Điều quan trọng đứng từ quan điểm của Nhật Bản là cần biết rằng ngô này đang được sản xuất với nguồn nước bền vững, bởi vì bạn có thể tưởng tượng rằng nếu nước ngầm suy giảm quá mức về lâu dài, thì Mỹ sẽ gặp khó khăn khi sản xuất cây trồng đó".

Trên phạm vi toàn cầu, 18 phần trăm tất cả các loại cây trồng được bán trên thị trường quốc tế. 82% còn lại vẫn ở trong nước cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, số lượng các loại cây trồng xuất khẩu khác sử dụng nước ngầm không bền vững đã tăng đáng kể từ năm 2000 đến năm 2010. Ví dụ như, Ấn Độ có lượng xuất khẩu cây trồng làm suy giảm nước ngầm tăng gấp đôi trong khi đó Pakistan tăng 70% và Hoa Kỳ tăng 57 phần trăm.

Các nước xuất khẩu và nhập khẩu các loại cây trồng này có thể có nguy cơ bị mất mùa và lợi nhuận trong tương lai, khi sản xuất bằng nước ngầm không phục hồi được. Các nhà nhập khẩu có thể cần phải tìm nguồn thay thế, có thể với chi phí cao hơn.

Các nhà nhập khẩu chính các loại cây trồng có nguồn nước ngầm không phục hồi được bao gồm Mỹ, Iran, Mexico, Nhật Bản, Ả-rập Xê-út, Canada, Bangladesh, Anh, Irac và Trung Quốc – nước đi từ nhà xuất khẩu ròng trong năm 2000 đến nhà nhập khẩu ròng trong năm 2010. Các quốc gia nằm trong danh sách các nước nhập khẩu lẫn xuất thường thì thường xuất khẩu hàng hoá khác với hàng nhập khẩu.

Các tầng nước ngầm hình thành khi nước tích tụ trên mặt đất theo thời gian, đôi khi qua hàng trăm hoặc hàng ngàn năm. Các lớp nước ngầm không thể tái tạo được là những nơi không tích lũy lượng mưa đủ nhanh để thay thế lượng nước bị mất trên bề mặt, do bị chảy vào sông hồ một cách tự nhiên hoặc trong trường hợp này là do con người bơm lấy. Khi mà nước ngầm bị cạn kiệt, thì nó sẽ mãi mãi mất đi trong khoảng thời gian sống của con người, và sẽ không còn có để hỗ trợ trong các cuộc khủng hoảng như hạn hán, Dalin giải thích.

Sự suy giảm của các lớp ngậm nước trên toàn thế giới đã được quan sát thấy trong mười lăm năm qua từ một cặp vệ tinh gọi là GRACE, có chức năng phát hiện những thay đổi trong từ trường của Trái đất để nhìn thấy sự chuyển động của các khối như băng và trong trường hợp này là nước ngầm.

Theo Matt Rodell, nhà thủy văn học, thuộc Trung tâm Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, người không tham gia trong nghiên cứu, nhận xét: "Điều tiên tiến trong nghiên cứu này là kết nối ước tính lượng nước ngầm cạn kiệt với dữ liệu cấp quốc gia. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xem xét sự tăng trưởng dân số, thay đổi chế độ ăn, thay đổi khí hậu, thực hiện công nghệ tưới tiêu và những thay đổi chính sách để hiểu được khi nào những tầng lớp ngậm nước này có thể bắt đầu cạn kiệt".

Dalin cho biết, lượng nước tuyệt đối ở nhiều tầng nước ngầm rất khó để lượng định, mặc dù các chuyên gia ở nhiều vùng đang tìm kiếm các phương pháp tốt hơn để xác định lượng nước còn lại và thời gian nó có thể kéo dài bao lâu. Theo bà, hiện tại và trong tương lai, các nhà hoạch định chính sách và nông dân địa phương sẽ cần phải quyết định một chiến lược sử dụng nguồn nước không tái tạo để cân bằng nhu cầu sản xuất ngắn hạn và sự bền vững lâu dài.

Thanh Vân - Dostdongnai, theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 712

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD