Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33459624
Ấn Độ - Kẻ thù của giá đường
Chủ nhật, 03-06-2018 | 06:13:51

Giá đường ở Brazil giảm xuống dưới mức chi phí sản xuất do ảnh hưởng từ giá đường thế giới. Điều này khiến các nhà máy gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền mía và duy trì hoạt động sản xuất. Một số chuyên gia cho rằng Ấn Độ chính là nguyên nhân khiến giá đường giảm mạnh.

 

Việc sản lượng đường ở Ấn Độ và Thái Lan đạt kỷ lục gây áp lực lên các nhà máy đường Brazil, quốc gia sản xuất đường hàng đầu thế giới. Khoảng 9 nhà máy có thể phải ngưng hoạt động trong niên vụ 2018 - 2019 do vấn đề tài chính, nâng số nhà máy phải ngừng hoạt động kể từ năm 2008 lên 80, theo Unica, một tổ chức đường ở Brazil.
 
Giá đường Brazil giảm xuống dưới mức chi phí sản xuất do giá đường thế giới năm nay giảm mạnh, khiến các nhà máy gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền mía và duy trì hoạt động sản xuất. Theo báo cáo của Conab, năm 2017, Brazil có 330 nhà máy đường. 
 
Sản lượng đường đường ở Ấn Độ và Thái Lan đạt ngưỡng kỷ lục khiến thế giới thừa đường trong vụ mùa năm nay. Thậm chí, lượng đường dư thừa được dự báo sẽ kéo dài sang năm tới. 
 
“Ấn Độ đang dần trở thành “kẻ thù” của ngành đường thế giới do sản lượng đường của nước này quá lớn. Tôi cho rằng điều này sẽ khiến một số nhà máy đường ở Brazil buộc phải đóng cửa”, chuyên gia phân tích Michael McDougall nhận định.
 
Các công ty sản xuất đường ở Brazil phải đối mặt với khoản lỗ lớn nếu giá tiếp tục giảm xuống ngưỡng 10 cent/pound hoặc 11 cent/pound, Giám đốc công ty sản xuất đường Grupo Virgolino de Oliveira SA (GVO) nhận định. Giống như những công ty khác ở Brazil, GVO sẽ đa dạng hóa các sản phẩm từ mía trong đó có thể chuyển sang sản xuất ethanol trong niên vụ 2018 - 2019. 
 
Giá đường thô giảm 23% tính từ đầu năm đến nay. Giá đường giao trong tháng 7 giao dịch ở mức 11,75 cent/pound trong phiên giao dịch hôm 17/5. Hồi tháng 4, giá đường thô chạm 10,93 cent/pound, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2015. 
 
Nợ nần chồng chất
 
Khoảng 30% nhà máy đường Brazil đang đối mặt với những khoản nợ lớn, Chủ tịch Unica bà Elizabeth Farina cho biết. Mỗi khi Ấn Độ trợ cấp cho sản xuất và xuất khẩu đường, giá mặt hàng này càng giảm hơn, ảnh hưởng đến cơ hội phục hồi của các nhà máy. Theo tính toán của MB Agro, số nợ mà các nhà máy đang phải gánh lên tới 23,1 tỷ USD. 
 
Chuyên gia phân tích Guilherme Bellotti dự báo số nợ này sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. 
 
Ngay cả các nhà máy tại Ấn Độ cũng gặp khó khăn. Họ đang phải bán đường với giá thấp hơn chi phí sản xuất, nợ nông dân tiền mía tới gần 3 tỷ USD. Chính phủ nước này đang phân bổ 15,4 tỷ rupee để hỗ trợ các nhà máy chi trả tiền mía cho nông dân. 
 
Dư thừa đường niên vụ 2017 - 2018 được dự báo sẽ tăng lên 11,1 triệu tấn, cao hơn 1 triệu tấn so với mức dự báo trước đó. 
 
Thu Hải - VINANET, theo Đức Quỳnh/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng.
Trở lại      In      Số lần xem: 516

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD