Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  33464366
Báo cáo ngành hàng cao su tháng 7/2017
Chủ nhật, 06-08-2017 | 06:05:41

I. Thế giới:

1. Sản xuất:

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước thiên nhiên (ANRPC), thiếu hụt về nguồn cung nhưng giá cao su thiên nhiên thế giới vẫn đang trong xu hướng giảm. Trong 5 tháng đầu năm nay, thâm hụt nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu đã lên gần 600.000 tấn, trong khi hiệp hội dự báo mức thâm hụt sẽ xấp xỉ 700.000 tấn đến cuối tháng 6.

 

Tuy nhiên, so với đỉnh giá ghi nhận vào cuối tháng 1/2017, đến cuối tháng 6/2017 đã giảm tới 42,8%. Giá cao su giảm nên người dân hạn chế lấy mủ, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung. Chủ tịch ANRPC nhận định, giá cao su thiên nhiên trên thị trường hàng thực đang chịu sự chi phối rất lớn từ tâm lý giao dịch trên hai sàn Thượng Hải và TOCOM. Trong khi đó, hai sàn giao dịch này lại rất nhạy cảm với những biến động trên thị trường tiền tệ, giá thô và căng thẳng địa chính trị. Nói cách khác, thị trường cao su đang bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài, không phải yếu tố cung – cầu.

 

Thị trường đang trong xu hướng giảm nên người dân có thể sẽ giảm diện tích trồng cao su cũng như tần suất lấy mủ. Theo đó, ANRPC hạ dự báo thiên nhiên toàn cầu năm 2017 xuống còn 12.756 triệu tấn, từ mức dự báo trước đó là 12.771 triệu tấn.

 

Campuchia và Ấn Độ vẫn là hai nước sẽ tăng mạnh sản lượng cao su thiên nhiên trong năm 2017 nhờ diện tích cây cao su lấy được mủ tăng. Trong đó, sản lượng của Campuchia ước tăng 35,3% so với năm ngoái lên 196.400 tấn và sản lượng của Ấn Độ ước tăng 20,2% lên 750.000 tấn.

 

Ngược lại, ANRPC dự đoán nguồn cung cao su thiên nhiên của Indonesia sẽ chỉ tăng 0,2% so với năm ngoái lên 3,2 triệu tấn trong năm nay. Với Thái Lan, dù diện tích cây cao su có thể lấy mủ tăng nhưng sản lượng cũng sẽ chỉ tăng 5,1% lên 4,38 triệu tấn.

2. Thị trường :

Mạng lưới nông dân trồng cao su khu vực miền nam Thái Lan (SRFN) cảnh báo sẽ tiếp tục gửi đơn khiếu nại nếu Chính phủ không có những biện pháp khắc phục tình trạng giá cao su giảm mạnh trong thời gian gần đây. Ông Thanomkiat Yingchuan – thư ký SRFN cho biết, tổ chức này dự định sẽ tham dự nhiều diễn đàn về vấn đề giá cao su giảm liên tục. Người trồng cao su quyết định sẽ gia tăng áp lực lên Chính phủ nếu tình trạng giá cao su giảm không được giải quyết.

 

Trước đó, SRFN cũng đã từng gửi đơn kiến nghị yêu cầu Chính phủ đưa việc giải quyết mối lo ngại của nông dân trồng cao su thành một trong những chính sách ưu tiên của quốc gia. Theo đó, một số cơ quan chức năng có liên quan đề xuất Chính phủ thúc đẩy việc sử dụng 5% cao su para trong hỗn hợp nhựa đường trong tất cả cá dự án xây dựng và sửa chữa đường sá, bắt đầu từ năm tài khóa 2018.

 

Ông Thanomkiat Yingchuan cho rằng cách tốt nhất để giải quyết tình trạng thừa cao su là thị trường trong nước cần đẩy mạnh hơn nữa sức thụ và chính các cơ quan chức năng liên quan sẽ đóng vai trò quyết định trong việc kích thích nhu cầu cao su trong nước.

2. Thị trường , Nhật Bản:

Báo cáo ngành hàng cao su tháng 7/2017

 

Giá cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (TOCOM) diễn biến trầm lắng trong 2 tuần đầu tháng 7/2017 và bất ngờ tăng mạnh về cuối tháng do giá dầu tăng mạnh. Trước đó, hợp đồng benchmark tháng 12/2017 dao động tăng giảm quanh mức 196,5 – 197,3 yên/kg trong 3 phiên liên tục do lo ngại dư cung tại châu Á khiến các nhà đầu tư đứng ngoài thị trường, trong khi giá dầu giảm khiến thị trường đi xuống. Kết thúc phiên 12/7, hợp đồng benchmark tháng 12/2017 tăng lên mức cao nhất 1 tuần, vượt ngưỡng 200 yên/kg, đạt 201,8 yên/kg, tăng 4,5 yên so với phiên trước, nhờ được hậu thuẫn bởi giá tại Thượng Hải qua đêm tăng và giá dầu thô thế giới tăng mạnh.

 

Kết thúc phiên giao dịch 20/7, hợp đồng benchmark tháng 12/2017 đạt mức cao trong 1,5 tháng, ở mức 216,2 yên/kg, tăng 8,5 yên so với phiên trước (18/7). Giá dầu tăng gần 2% lên mức cao nhất 6 tuần trong ngày 19/7 sau báo cáo của Mỹ cho biết dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ cao hơn so với dự báo, cùng với dự trữ sản phẩm chưng cất bất ngờ giảm.

II. Việt Nam:

1. Tình hình trong nước:

Báo cáo ngành hàng cao su tháng 7/2017

 

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá nguyên liệu tại Bình Phước tăng nhẹ trong tháng 7/2017, từ mức 270 đồng/độ lên 280 đồng/độ. Giá thu dạng nước tại Đồng Nai vẫn duy trì mức 13.000 đ/kg.

 

Tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đang ở trạng thái ổn định về lượng nhưng chất lượng các chủng loại sản phẩm chưa đồng đều, ngoài sản phẩm cao su SVR 3L. Sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tính đến ngày 13/7/2017 đạt 35.250 tấn. Giá cao su SVR 3L sơ chế đóng bánh 33,3 kg giữ ở mức ổn định trong 3 tháng nay là 18.500 NDT/tấn. Các sản phẩm khác như SVR5, SVR-L, SVR-CV50, SVR-CV60 giá dao động quanh mức 17.300 NDT/tấn do phải cạnh tranh với các sản phẩm tương đương của Thái Lan, Ma-lai-xia và In-đô-nê-xia.

2. Dự báo xuất nhập khẩu cao su tháng 7/2017:

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 7/2017 đạt 154 nghìn tấn với giá trị đạt 230 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 639 nghìn tấn và 1,13 tỷ USD, tăng 12,8% về khối lượng và tăng 59,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. bình quân 6 tháng đầu năm 2017 đạt 1.850,9 USD/tấn, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc là 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017, chiếm thị phần lần lượt 60,3%, 5,4% và 4,8%. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này lần lượt là: 540,3 triệu USD ( 82,7%), 48,4 triệu USD ( 11,4%) và 42,8 triệu USD (gấp 2,2 lần) so với cùng kỳ năm 2016.

 

Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 7/2017 đạt 47 nghìn tấn với giá trị đạt 87 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 7 tháng đầu năm 2017 lên 293 nghìn tấn và 627 triệu USD, tăng 27,8% về khối lượng và tăng 79,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2017 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Campuchia, chiếm 55,6% thị phần. Trong 6 tháng đầu năm 2017, giá trị cao su ở tất cả các thị trường nhập khẩu đều tăng. Trong đó, thị trường có giá trị tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Indonesia (tăng 2,7 lần).

 

Nguyễn Lan Anh - Nghenong.

Trở lại      In      Số lần xem: 772

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD