Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33464141
Báo cáo ngành hàng cao su tháng 8/2018
Thứ tư, 19-09-2018 | 08:08:46

I. Thế giới

1. Tình hình chung

Chính phủ Thái Lan đang trả tiền cho nông dân để ngừng trồng cao su trong nỗ lực nhằm tăng giá nông sản này. Theo đó, Bộ Nông Nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan sẽ cố gắng giảm khoảng 80.000 ha/năm diện tích trồng cao su thiên nhiên trong vòng 5 năm tới. Chính phủ cam kết thanh toán cho nông dân khoảng 480 USD cho 0,16 ha và trả tới 1,6 ha cho một hộ trồng cao su. Cơ quan quản l cao su Thái Lan cho rằng kế hoạch này sẽ giảm 40.000 – 50.000 tấn/năm sản lượng cao su thiên nhiên trên cả nước.

 

Chương trình dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu tháng 8 và sẽ tập trung vào vùng đất được coi là không quá quan trọng đối với việc trồng cây cao su, như vùng đất thấp và đất trang trại thích hợp cho việc trồng lúa và những cây trồng khác.

 

Trong khi đó, những đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong vòng một thế kỷ xảy ra tại bang Kerala, Ấn Độ đang đe dọa sản xuất cao su thiên nhiên và các hoạt động trồng trọt khác tại khu vực này. Sản lượng cao su thiên nhiên Ấn Độ, nước sản xuất cao su lớn thứ 6 thế giới, có thể giảm 13,5% trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019 so với năm tài khóa trước, xuống còn 600.000 tấn.

 

Cho rằng sản xuất cao su nội địa Ấn Độ sẽ khó hồi phục nhanh, và các nhà sản xuất lốp xe như MRF, JK Tyre, Apollo Tyres và Ceat sẽ phải tăng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu cao su. Tình hình này có thể đẩy nhập khẩu cao su thiên nhiên của Ấn Độ lên mức cao kỷ lục 500.000 tấn do nhu cầu cao của các nhà sản xuất lốp xe. Nhập khẩu cao su thiên nhiên của Ấn Độ tăng có thể hỗ trợ giá cao su trên thị trường thế giới và thúc đẩy xuất khẩu cao su thiên nhiên của các nhà xuất khẩu lớn như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

 

Với sản lượng cao su thiên nhiên nội địa chạm mức thấp nhất trong vòng 6 năm, chỉ đạt 126.000 tấn trong quý 1 năm tài khóa 2018/19, và tiêu thụ cao su thiên nhiên Ấn Độ chạm mức cao kỷ lục 302.000 tấn, Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe hơi Ấn Độ (ATMA) lặp lại yêu cầu Chính phủ cho phép nhập khẩu cao su theo cơ chế hạn ngạch thuế, với mức thuế trong hạn ngạch đề xuất là 0%.

 

ATMA cho rằng động thái này rất quan trọng bởi kể từ khi chi phí nhập khẩu cao su thiên nhiên tăng cao, khả năng tiết kiệm chi phí và duy trì cạnh tranh quốc tế của ngành sản xuất lốp xe Ấn Độ bị lung lay. Thâm hụt sản xuất – tiêu thụ hiện đã chiếm tới 58% tổng tiêu thụ trong quý 1 năm tài khóa 2018/19, so với tỷ lệ 46% trong cùng kỳ năm tài khóa trước, khiến vấn đề nguồn cung nguyên liệu thô trở nên tồi tệ hơn dự báo.

2. Thị trường cao su Tocom, Nhật Bản

Giá cao su giao kỳ hạn tại Sàn Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) diễn biến tăng trong tháng 8, chủ yếu do giá cao su Thượng Hải tăng. Kết thúc phiên giao dịch 22/8, hợp đồng bechmark tháng 1/2019 thiết lập mức cao 2 tháng, đạt 178,8 yên/kg, cao nhất kể từ ngày 15/6/2018, tăng mạnh 6 yên/kg (tương đương 3,5%) so với phiên trước, và tăng tới 8,9 yên/kg (tương đương 5,2%) so với phiên đầu tháng.

 

Sau khi tăng mạnh, thị trường cao su Tocom bước vào giai đoạn điều chỉnh, hợp đồng tháng 1/2019 đóng cửa phiên 30/8 ở mức 172,6 yên/kg, giảm 6,2 yên (tương đương 3,6%) so với mức cao 2 tháng.

Trên thị trường giao ngay, giá cao su RSS3 Thái Lan ngày 30/8 ở mức 1,50 USD/kg, tăng 0,04 USD/kg; STR20 Thái Lan ở mức 1,38 USD/kg, tăng 0,04 USD/kg; Malaysia SMR20 ở mức 1,35 USD/kg, tăng 0,02 USD/kg so với ngày 6/8.

II. Việt Nam

1. Thị trường và biến động giá cả

 

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá thu mua mủ cao su dạng nước tại Bình Phước tăng nhẹ trong tháng 8, tăng 20 đồng/độ, từ 230 đồng/độ lên 250 đồng/độ. Trong khi đó, tại Đồng Nai, giá mủ tiếp tục giảm 500 đ/kg, từ 13.000 đ/kg xuống còn 12.500 đ/kg.

 

Vụ cao su năm nay do nhu cầu thị trường thấp, người trồng giống cao su lại tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù hiện đang giữa mùa mưa, là thời vụ trồng cây cao su nhưng sức tiêu thụ rất chậm, giá cao su giống thời điểm này khá thấp, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá bán như hiện nay, hầu hết các hộ gia đình trồng cao su giống chỉ lấy công làm lãi, hộ nào không bán được thì coi như thua lỗ.

2. Dự báo tình hình xuất nhập khẩu cao su tháng 8/2018

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ Nông nghiệp và PTNT, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 8 năm 2017 đạt 163 nghìn tấn với giá trị đạt 207 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 870 nghìn tấn và 1,2 tỷ USD, tăng 8,2% về khối lượng nhưng giảm 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2018 đạt 1.427 USD/tấn, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt 63,3%, 5,7% và 3,9%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cao su trong 7 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là Ấn Độ (28,9%) và Indonesia (17,8%).

 

Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 8/2018 đạt 49 nghìn tấn với giá trị đạt 92 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2018 đạt 383 nghìn tấn với giá trị 702 triệu USD, tăng 11,6% về khối lượng nhưng giảm 1,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Năm thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 7 tháng đầu năm 2018 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Campuchia chiếm 61,5% thị phần. Trong 7 tháng đầu năm 2018, giá trị cao su ở một số thị trường nhập khẩu chính giảm. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là Nga (- 43%), Trung Quốc (-29,2%) và Nhật Bản (-12,4%). Ngược lại, một số thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh là Malaixia (+38,1%) và Hoa Kỳ (+15,1%).

 

Nguyễn Lan Anh - Thitruongcaosu.

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo Thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ Nông nghiệp & PTNT

2. CSDL giá nông sản PMARD của CIS

3. Tin Reuters

Website: VRA, TTXVN, Vinanet, Vneconomy

Trở lại      In      Số lần xem: 504

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD