Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33483439
Báo cáo ngành hàng hạt tiêu tháng 11/2015
Thứ ba, 22-12-2015 | 14:50:57

1. Thị trường thế giới

 

1.1 Diễn biến giá

 

Thị trường hạt tiêu thế giới trong tháng 10 không có biến động lớn với các hoạt động hạn chế do các nhà sản xuất đang giữ nguyên liệu, với dự đoán giá sẽ tăng cao hơn. Tại Ấn Độ và Indonesia, giá hạt tiêu tăng nhẹ. Ở Việt Nam, giá tiêu đen nội địa cũng tăng nhẹ. Tuy nhiên, do sự suy yếu của đồng Việt Nam, giá nội địa cho hạt tiêu đen Việt Nam có sự chuyển dịch tương đối ổn định.

 

Tại Ấn Độ, sau những ngày tạm lắng do kỳ lễ hội Diwali, thị trường hạt tiêu cuối năm đã sớm sôi động. Các thương nhân nội địa và các nhà xuất khẩu hàng đầu đã bắt đầu đẩy mạnh giao dịch trên khắp các thị trường trong nước vào giai đoạn thường có nhu cầu cao cho mùa đông và kỳ Tết năm mới sắp đến.

 

Hôm 17/11, các nhà xuất khẩu đã mua trực tiếp từ các đại lý 50 tấn tiêu đã qua sơ chế với giá 710 Rupi/kg. Ngoài ra còn có 21 tấn tiêu đến từ các vùng đồng bằng Pulpally, Bathery và từ Dãy núi cao của huyện Wayanad trong Kerala được bán với giá 690 – 715 Rupi/kg. iêu vùng Rajkumari (huyện Idukki, Kerala) cũng đã được báo cáo giao dịch ở mức 715 Rupi/kg.

 

Tại thị trường giao ngay, giá đã tăng lên mức 69.000 Rs/tạ (tương đương 10.450 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 72.000 Rs/tạ (tương đương 10.905 USD/tấn) cho loại đã qua sơ chế, tiếp tục tăng thêm 3.300 Rs/tạ so với thời điểm cuối tháng 10. Trên sàn của Hiệp hội Gia vị IPSTA, các hợp đồng kỳ hạn tháng 11 vẫn ở mức 72.000 Rupi/tạ (tương đương 10.905 USD/tấn), trong khi hợp đồng giao tháng 12 tăng 1.000 Rs/tạ lên 73.000 Rs/tạ.

 

Giá tiêu MG1 đặc chủng Ấn Độ xuất khẩu đang ở mức 11.250 USD/tấn (c&f) giao châu Âu và 11.500 USD/tấn (c&f) đi Mỹ. Tiêu Indonesia và tiêu Việt Nam đã được chào bán ở mức 9.900 USD/tấn trong khi tiêu Brazil và tiêu Sri Lanka có giá 9.500 USD/tấn. Như vậy, giá tiêu xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục vẫn ở mức rất cao, so với tất cả tiêu của các nhà sản xuất khác đều ở dưới mức 10.000 USD/tấn.

 

 

1.2 Sản xuất

 

Sản lượng tiêu Ấn Độ trong vụ tới dự kiến ​​sẽ thấp hơn từ 30 đến 40% do điều kiện thời tiết thất thường. Một số người trồng ở Sakleshpur Karnataka và Chikmagaluru cho biết rằng lượng mưa giảm trong mùa mưa năm nay sẽ ảnh hưởng đến cây tiêu trong các đồn điền chủ yếu ở Sakleshpur, Chikmagaluru, Hassan và Coorg.

 

Ủy ban Gia vị Ấn Độ ước tính sản lượng tiêu của nước này cho năm 2015 là 70.000 tấn, gồm 68.000 tấn tiêu đen và 2.000 tấn tiêu trắng.

 

Tiêu thụ trong nước hiện nay ở Ấn Độ ước tính khoảng 60.000 tấn sau khi đạt mức tăng trưởng trong tiêu thụ bình quân đầu người.

 

Cộng đồng hạt tiêu quốc tế (IPC) đã dự sản lượng tiêu thế giới cho năm 2015 ở mức 374.500 tấn. Hàng tồn kho từ năm 2015 chuyển tiếp sang 2016 được dự báo ở mức 60.386 tấn, so với ước tính khoảng 59.036 tấn của năm 2014 được chuyển sang năm 2015.

 

2. Thị trường trong nước

 

Giá thu mua hạt tiêu trong nước trong tháng 11 tương đối ổn định với những đợt tăng và giảm giá nhẹ. Trên thế giới, thị trường hạt tiêu đã bắt đầu sôi động, các thương nhân nội địa và các nhà xuất khẩu hàng đầu đã bắt đầu đẩy mạnh giao dịch trên khắp các thị trường trong nước vào giai đoạn thường có nhu cầu cao cho mùa đông và kỳ Tết năm mới sắp đến. Dự kiến giá tiêu từ nay đến cuối năm tại Việt Nam sẽ tăng, được thúc đẩy bởi nhu cầu và nguồn cung thắt chặt. Hiện giá thu mua tiêu tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Bình Phước lần lượt ở mức 185000 đ/kg, 188.000 đ/kg, 186.000 đ/kg, 187.000 đ/kg.

 

Giữ vững ngôi vương trong suốt 14 năm về xuất khẩu hồ tiêu ra thế giới, đến nay sức nóng của hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa hạ nhiệt khi người người, nhà nhà vẫn đổ xô đi trồng tiêu. Điệp khúc “được mùa mất giá” thường xảy ra ở ngành cà phê, cao su… nhưng lại chưa bao giờ đúng đối với ngành tiêu. Điều này được minh chứng qua việc giá tiêu luôn trong xu hướng tăng và ở mức cao ngất ngưởng. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, từ năm 2007 đến nay giá hồ tiêu luôn giữ ổn định ở mức 180.000 – 200.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 220.000 đồng/kg.

 

Hồ tiêu Việt Nam đã xuất khẩu đi 97 quốc gia và vùng lãnh thổ và luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu. Chỉ riêng năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 160.000 tấn, chiếm khoảng 58% thị trường hồ tiêu thế giới với giá trị trên 1,2 tỉ USD. Ấn Độ, Brazil và một số nước khác nắm giữ số thị phần còn lại. Có thể nói, hồ tiêu Việt Nam đang nắm quyền chi phối ngành hàng nông sản này trên toàn cầu.

 

Tình hình cung cầu hồ tiêu thế giới năm nay không thay đổi lớn so với năm ngoái. Tổng cầu vẫn lớn hơn lượng cung. Trao đổi tại Hội thảo ngành tiêu, các doanh nghiệp đều cho rằng, hồ tiêu Việt Nam sẽ tiếp tục thống trị thị trường thế giới trong năm 2015 và khả năng vẫn còn tiếp tục giữ vững ngôi vị này trong 5 năm tới.

 

 

3. Xuất khẩu

 

Theo số liệu thống kê, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 10 năm 2015 ước đạt 6 nghìn tấn, với giá trị đạt 62 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 10 tháng đầu năm 2015 lên 117 nghìn tấn với giá trị 1,11 tỷ USD, giảm 19,6% về khối lượng nhưng tăng 0,5% về giá trị. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2015 đạt 9.472 USD/tấn, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Singapore với 37,03% thị phần. Các thị trường có giá trị tăng mạnh là Đức (38,16%), Hàn Quốc (33,11%), Tây Ban Nha (29,37%) và Anh (23,95%).

 

N.V.A - Nghenong.

Trở lại      In      Số lần xem: 1497

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD