Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  53
 Số lượt truy cập :  34064700
Bảo vệ tính liêm chính trong nghiên cứu ở Trung Quốc
Thứ sáu, 26-01-2024 | 07:19:45

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã gây ấn tượng về số lượng xuất bản khoa học. Vào năm 2012, Trung Quốc chỉ xếp sau Mỹ về lượng các bài báo được trích dẫn. Nhưng thật không may, tiêu chuẩn về liêm chính khoa học lại không theo kịp sự phát triển này, và nhiều trường hợp hành vi sai trái trong nghiên cứu khoa học đã bị phát hiện. Có thể nói, Trung Quốc giờ đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng về đạo đức khoa học.

 

Chen Jin, một cựu nghiên cứu viên ở ĐH Giao thông Thượng Hải bị phát hiện là gian dối trong phát triển một bộ các con chip máy tính. Nguồn: inf.news

 

Trong một diễn đàn được tổ chức vào năm 2015 do Phó Tổng biên tập National Science Review Mu-ming Poo điều phối, năm thành viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học là Gaoqing Max Lu – Hiệu trưởng ĐH Queensland, Renzong Qiu – nhà đạo đức y sinh ở Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXH Trung Quốc, Chunfa Wang – Thư ký Hội KH&CN Trung Quốc, Wei Yang – Giám đốc Quỹ Khoa học tự nhiên Trung Quốc, Lu Ye – Giám đốc điều hành Khoa học Vật lý và kỹ thuật Springer Trung Quốc, đã cùng thảo luận về điều gì là gốc rễ của vi phạm liêm chính và cách nào để bảo vệ được liêm chính khoa học ở Trung Quốc.

 

Nguyên nhân gốc rễ của hành vi sai trái trong khoa học

 

Poo: Tại sao Trung Quốc lại có nhiều trường hợp sai trái trong nghiên cứu? Cái gì là nguyên nhân gốc rễ của nó?

 

Yang: Có rất nhiều nguyên nhân, ví dụ xã hội Trung quốc có xu hướng đặt kỳ vọng cao vào các nhà khoa học – háo hức có những đột phá khoa học và thậm chí là giải Nobel. Điều này đặt rất nhiều áp lực lên nhà nghiên cứu. Nó cũng liên quan đến cạnh tranh tài trợ, vốn là nguồn thu nhập chính của phần lớn các trường đại học và viện nghiên cứu khi chiếm tới 40% nguồn lực của họ. Số lượng tài trợ một nhà nghiên cứu có thể nhận được có thể trở thành tiêu chí chính để đánhgiá năng lực của họ.

 

Wang: Cuộc khảo sát năm 2013 cho thấy việc theo đuổi vật chất và tiền thưởng cũng là yếu tố thúc đẩy hành vi sai trái. Ví dụ, gần hai phần ba người phản hồi nghĩ tiền là một mục tiêu quan trọng trong cuộc đời; 72% nghĩ rằng tiền là một thứ quan trọng, nếu không nói là tiêu chí duy nhất cho sự thành đạt của mỗi người; 51,2% nghĩ là thu nhập phải tỉ lệ thuận với đóng góp của mình cho xã hội.

 

Lu: Một số nguyên nhân liên quan đến giai đoạn phát triển. Trung Quốc vẫn là một quốc gia đang phát triển, với một lịch sử khoa học ngắn hơn so với nhiều quốc gia phương Tây, và rất nhiều thứ, như quy tắc ứng xử có trách nhiệm và cơ chế giám sát đều chưa được thành lập. Kể từ khi cải cách nền kinh tế từ cuối những năm 1970, toàn bộ hệ giá trị cũ đã sụp đổ, dẫn đến tác động lớn vào khoa học và nhiều lĩnh vực khác.

 

Poo: Nó cũng liên quan đến hệ đánh giá nghiên cứu ở Trung Quốc, vốn chỉ dựa trên các xuất bản và hệ số ảnh hưởng của nó – hơn là một đánh giá thực sự về chất lượng nghiên cứu và gợi ý dài hạn của nó. Các bài báo có giá trị cao có thể đem lại cho các nhà khoa học sự ghi nhận và vinh danh lập tức cũng như lượng tiền thưởng lớn. Điều này khuyến khích một số nhà khoa học chấp nhận rủi ro và xuất bản các bài báo gian lận, hy vọng là không bị ai phát hiện ra.

 

Wang: Điều này cũng có trong cuộc khảo sát năm 2013 của chúng tôi, khi 52% người phản hồi nghĩ rằng hệ thống đánh giá hiện nay là nhân tố chủ yếu dẫn đến hành vi sai trái trong nghiên cứu, 72,3% cho rằng động cơ chính để xuất bản bài báo là đạt được yêu cầu của vô số đánh giá.

 

Qiu: Nguyên nhân khác là các nhà chức trách quá khoan dung với một số trường hợp sai trái trong nghiên cứu. Ví dụ Chen Jin, một cựu nghiên cứu của trường Giao thông Thượng Hải sau khi có tuyên bố gian dối là phát triển một bộ các con chip máy tính mới đã bị sa thải nhưng không chịu biện pháp trừng phạt nào khác; những người liên quan đến vụ việc này cũng không bị kỷ luật. Những trường hợp như vậy khiến cho nhiều nhà khoa học liều lĩnh. Cuối cùng, nhà nước không có ý chí chính trị nào để giải quyết hành vi sai trái này.

 

Yang: Thật vậy, NSFC đã có các quy định về quyết định kỷ luật liên quan đến hành vi sai trái trong nghiên cứu – một trong số đó là người mắc lỗi sẽ không thể nộp hồ sơ xin tài trợ của NSFC trong vòng bảy năm kể từ khi bị phát hiện gian lận. Nhưng chúng tôi bắt đầy nghĩ giới hạn bảy năm có lẽ là nhẹ với một số trường hợp, và có thể xem xét điều chỉnh lại quy định tại một số điểm để có những mức phạt nặng hơn.

 

Poo: Tôi biết nhiều trường hợp tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, trong đó các chủ nhiệm đề tài không được coi là có trách nhiệm với hành vi sai trái của học trò họ và không bị phạt. Trong viện nghiên cứu của tôi, chúng tôi đã sa thải một chủ nhiệm đề tài sau một cuộc điều tra cho thấy rõ ràng có bằng chứng về sự tham gia của ông ta với dữ liệu giả mạo trong nhiều công bố nhưng đã bị nhiều người trong cộng đồng khoa học Trung Quốc chỉ trích là quá nặng.

 

Wang: Đây là hiển thị của một thứ văn hóa khoan dung với hành vi sai trái trong nghiên cứu. Cuộc khảo sát gần đây nhất của chúng tôi chứng tỏ là gần một nửa những người phản hồi đều cảm thông và tha thứ với hành vi sai trái. Điều này đặc biệt xảy ra với các nhà khoa học dưới 35 tuổi: 55,3% trong số họ có quan điểm này trong khi số nhà khoa học ở độ tuổi lớn hơn chỉ là 45,8%. Quan điểm cảm thông phổ biến ở gần hai phần ba sinh viên, postdoc, nhà nghiên cứu trẻ, so với 23% nhà nghiên cứu lâu năm.

 

Giáo dục liêm chính khoa học phải bắt đầu từ sớm và tiếp tục trong suốt sự nghiệp nghiên cứu 

 

Poo: Thông qua các trường hợp tôi tham gia điều tra, tôi nhận thấy là dường như giữa các nhà khoa học Trung Quốc không có sự đồng thuận về hành vi sai trái trong nghiên cứu. Tôi tự hỏi là đó có phải là do thiếu hẳn sự giáo dục về các chuẩn mực thực hành nghiên cứu hay không?

 

Wang: Cuộc khảo sát năm 2013 của CAST đã cho thấy hơn một phần ba người phản hồi không nghĩ là họ hiểu biết có hệ thống về chuẩn mực thực hành nghiên cứu –  lên tới hơn 40% số nhà nghiên cứu dưới 35 tuổi; gần 10% không biết về các chuẩn mực đó; hầu như một nửa chưa bao giờ được giảng dạy về liêm chính học thuật.

 

Qiu: Giáo dục là một vấn đề quan trọng. Khoa học theo đuổi sự thật và phải là thành lũy của liêm chính và trách nhiệm giải trình. Các nhà khoa học ở các mức độ khác nhau của sự nghiệp cần phải được tiếp tục hướng dẫn về những gì cấu thành nên hành xử khoa học đúng đắn – không chỉ là những nguyên tắc cơ bản mà còn là những vấn đề mới nổi.

 

Lu: Tôi đồng ý với ý kiến này. Ở phương Tây, như Australia nơi tôi đang ở, việc giáo dục tính liêm chính bắt đầu từ đại học. Các nhà khoa học cũng phải tới để tiếp tục được hướng dẫn về những thay đổi chính sách mới nhất và những vấn đề về liêm chính học thuật. Các viện nghiên cứu cũng có những quy tắc đạo đức nghiên cứu rõ ràng.

 

Yang: Chúng tôi đã tổ chức một số hội thảo Mỹ – Trung trong vài năm trở lại đây về liêm chính khoa học và tìm thấy một số khác biệt thú vị. Giáo dục ở Trung Quốc chủ yếu là màu trắng và đen dựa trên những điều có trong đời thực. Ở Mỹ, sinh viên thường hỏi để thảo luận về những trường hợp giả thuyết rơi vào vùng xám và sau đó giảng viên có thể giải thích cho họ những gì có thể chấp nhận và những gì là cấu thành hành vi sai trái.

 

Poo: Ở Trung Quốc thiếu cả dạng giáo dục dựa trên trường hợp thực tế và giả thuyết, tuy nhiên phải được coi là bắt buộc cho các nhà nghiên cứu ở mọi mức độ, từ sinh viên đến giảng viên.

 

Hội thảo quốc tế đầu tiên về liêm chính khoa học của trường ĐH Trùng Khánh vào năm 2021.

 

Bảo vệ liêm chính khoa học: các viện nghiên cứu và vai trò của truyền thông và các tổ chức 

 

Poo: Có những cách nào để bảo vệ văn hóa liêm chính ở Trung quốc?

 

Qiu: Chính quyền Trung ương đã nhấn mạnh vào sự tiến triển khoa học và bảo vệ liêm chính khoa học phải được ưu tiên hàng đầu, phải được thể chế hóa ở mọi cấp độ. Hầu hết các kinh phí nghiên cứu đều từ những người đóng thuế, Quốc hội phải có trách nhiệm đảm trách vấn đề này. Phải có được những quy định cụ thể về quy tắc ứng xử trong nghiên cứu ở các bộ, cơ quan cấp quỹ, trường viện cũng như các cơ quan phụ trách – giống như Văn phòng Liêm chính khoa học tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ – với ngân sách và nhân viên toàn thời gian để điều tra về các trường hợp bị báo cáo. Truyền thông và các tổ chức ở cơ sở cũng đóng vai trò quan trọng. Điều chủ yếu là sự minh bạch, vì vậy cơ chế giám sát phải được vận hành ở mọi cấp độ. Các trường hợp quan trọng nhất phải được công khai và trừng phạt nghiêm khắc.

 

Yang: NSFC đã có một ủy ban liêm chính khoa học bao gồm các chuyên gia bên ngoài quỹ. Mỗi năm ủy ban nhận được 300 – 400 cáo buộc và các kết quả điều tra được thông báo thông qua các báo cáo nội bộ một năm sau, khi chúng tôi bắt đầu công khai một số hành vi nghiêm trọng nhất. Thêm vào việc điều tra những cáo buộc, chúng tôi cũng sử dụng phần mềm phát hiện đạo văn để kiểm tra sự tương đồng giữa những đề xuất xin tài trợ.

 

Ye: Lĩnh vực xuất bản khoa học thiết lập Ủy ban Đạo đức xuất bản (COPE) để cung cấp những hướng dẫn theo từng bước về việc phát hiện và điều tra về những vụ việc sai trái trong nghiên cứu và xuất bản. Ủy ban này, vốn Springer là một thành viên, nhóm họp hàng tháng để thảo luận về những trường hợp phức tạp và đem đến lời tư vấn đề cách đối xử với chúng. Tại Springer, người đọc có thể báo cáo về những trường hợp sai trái bất cứ lúc nào với tổng biên tập và các biên tập viên của nhà xuất bản, người yêu cầu điều tra từng trường hợp bị cáo buộc. Cùng thời điểm, trên cơ sở những hướng dẫn do COPE phát triển, Springer đã phát triển một hướng dẫn ‘Springer’ cụ thể cho các biên tập viên, các tổ chức khoa học và các đối tác xuất bản và cả các nhà nghiên cứu.

 

Lu: Trung Quốc có thể muốn nhận thêm một số bài học từ phương Tây. Bộ quy tắc ứng xử có trách nhiệm trong nghiên cứu của Úc đã chi tiết hóa các quy định về báo cáo và điều tra hành vi sai trái. Nó đòi hỏi viện nghiên cứu phải có bộ dữ liệu chính thức về mọi trường hợp bị tố cáo – bất kỳ kết quả điều tra là gì. Có những điều khoản bảo vệ người tố cáo và danh tính người bị cáo buộc trong suốt giai đoạn đầu của điều tra. Nếu nhà nghiên cứu thất bại trong việc chứng minh thì cuộc điều tra sẽ công khai với công luận. Người bị cáo buộc có thể chống lại phán quyết và kêu gọi một ủy ban bên ngoài điều tra thêm nếu tranh cãi không thể giải quyết được bên trong viện nghiên cứu được nêu.

 

Wang: Cả Bộ KH&CN và Viện Hàn lâm Trung Quốc đều có một văn phòng dành riêng để đón nhận các cáo buộc nhưng phần lớn trường hợp sai trái trong nghiên cứu ở Trung Quốc đều được công khai với truyền thông và trên internet. Phần lớn các cáo buộc trên internet đều ẩn danh và gần như là tấn công cá nhân. Trong một số trường hợp, chúng nhanh chóng biến thành các cáo buộc phỉ báng. Trong nhiều trường hợp, thật khó để biết chính xác điều gì xảy ra. Tôi nghĩ sẽ dễ dàng hơn để giải quyết những tranh cãi đó trong cộng đồng khoa học.

 

Poo: Trang web nổi tiếng New Threads đã vạch trần nhiều trường hợp vi phạm liêm chính nhưng lại khiến chia rẽ các nhà khoa học.

 

Lu: Hành động của công chúng hoặc một số cá nhân trên mạng xã hội như New Threads, trong việc bóc tách và điều tra về các trường hợp vi phạm liêm chính đều có hiệu quả và có thể bổ sung rất nhiều vào những nỗ lực mang tính hệ thống của các cơ quan chính phủ trong việc tăng cường văn hóa xuất sắc và liêm chính trong khoa học. Cũng phải nói rằng có nhiều vấn đề trong những nỗ lực cá nhân nay không được điều chỉnh; theo thời gian chúng có thể bị lạm dụng và trở thành nguyên nhân gây tổn hại và tai hại cho người ngây thơ.

 

Qiu: New Threads xuất hiện vào thời điểm còn ít nhận biết trong xã hội về vi phạm liêm chính và rất ít cuộc tranh luận công khai về liêm chính. Về tổng thể, New Threads đã có một vai trò tích cực trong giám sát nghiên cứu và khuấy lên cuộc tranh luận. Nó không phải là không có vấn đề và cần phải cải thiện. Bằng chứng trên trang web có thể là điểm khởi đầu cho cuộc điều tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Lu: Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các nỗ lực và làm cho chúng tốt nhất có thể. Cần phải soạn thảo quy chế để thiết lập những đường biên và hướng dẫn sao cho các hành động phải được định hướng và sự phản hồi có trách nhiệm của những cá nhân cam kết thực hiện – trong khi đem lại sự khuyến khích và ủng hộ những nỗ lực đó. Tất cả các hành động nêu về gian lận và vi phạm liêm chính đều phải dựa trên bằng chứng và phải kiềm chế tấn công cá nhân, bình luận hằn học trong bất cứ thảo luận nào về các trường hợp này. Cùng với đó, các cơ quan chính phủ có liên quan phải có trách nhiệm phản hồi và điều tra về bất cứ tố cáo công khai nào, và công khai những kết quả điều tra và quyết định kỷ luật nếu có. Chỉ theo cách này thì truyền thông xã hội mới có thể giúp tăng cường lòng tin của công chúng với cộng đồng khoa học của chúng ta.

 

Yang: Những địa chỉ trên internet như New Threads, có cả tác động tích cực và tiêu cực lên sự bảo vệ liêm chính khoa học. Cuộc chiến chống lại hành vi sai trái trong khoa học phải đi theo tiêu chuẩn quốc tế. Nó chỉ thực sự hiệu quả khi có những chính sách và công cụ cần cũng như một hệ thống kiểm tra và cân bằng một cách đầy đủ.□

————–

Vi phạm liêm chính khoa học từng trầm trọng ở Trung Quốc

 

Trong vòng 10 năm, một dự án do Hiệp hội KH&CN Trung Quốc (CAST) thực hiện đã khảo sát các nhà KH&CN ở đại lục theo chu kỳ năm năm một lần. Cuộc khảo sát của CAST xác nhận quyền tác giả ma hoặc khách mời phổ biến ở Trung Quốc. Rõ ràng là sự hiện diện của một hình thức sai trái trong học thuật và là một trong ba dạng nguy hiểm nhất – ngụy tạo, giả mạo và đạo văn.

 

Còn ở cấp quốc gia, trong cuộc khảo sát cấp quốc gia lần thứ ba, thực hiện vào năm 2013, những người thực hiện đã thu về 33. 000 phản hồi từ 36.000 nhà nghiên cứu – gần một nửa các nhà khoa học đều nghĩ hành vi sai trái trong nghiên cứu là một vấn đề tái diễn. Tỉ lệ cho rằng đó là ‘quyền tác giả ma’ (trong đó nhà khoa học được ghi là đồng tác giả của bài báo mà họ không tham gia), đạo văn, giả mạo, bịa đặt kết quả và gửi một bài tới nhiều tạp chí phổ biến lần lượt ở mức 50,1%, 43,7%, 42,3% và 36,7%.

 

Các nhà khoa học tham gia tòa đàm cho rằng vấn đề này nghiêm trọng và ở quy mô lớn tại Trung quốc bởi thiếu sự giám sát ở nhiều cấp độ, ví dụ nhiều bệnh viện là một thị trường vô cùng lớn của việc mua và bán quyền tác giả các bài báo khoa học. Bằng việc sử dụng phần mềm dò đạo văn, họ phát hiện ra trong số 100.000 hồ sơ đề xuất tài trợ do Quỹ KH tự nhiên quốc gia Trung Quốc (NSFC) nhận được vào năm 2013, có hơn 400 hồ sơ có độ tương đồng tới 50% so với những đề xuất được gửi đến quỹ trong quá khứ, và hơn 40 đề xuất thì có độ tương đồng tới hơn 80%.

 

Theo khảo sát vào năm 2013, 55,5% nhà nghiên cứu đã có hiểu biết về ít nhất một dạng hành vi sai trái trong nghiên cứu của những người quanh mình – và 10% sụt giảm so với nghiên cứu trước đó vào năm 2008. Điều này có thể do những nỗ lực của nhiều cơ quan chính phủ và các cơ quan tài trợ.

 

Các nhà khoa học đều đồng ý với nhau là tác giả ma hay tác giả khách mời là một thực hành nguy hiểm. Ngoài những lo ngại về đạo đức, họ còn có nguy cơ gây hiểu nhầm khi chuyển từ một người không phải là chuyên gia thành chuyên gia, đặc biệt là trong điều kiện hệ thống đánh giá hiện hành ở Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng đến những hướng nghiên cứu dài hạn và những phân bổ tài trợ.

 

Tuy vậy, họ cho rằng việc nhiều trường hợp sai trái trong nghiên cứu xuất phát từ Trung Quốc có thể liên quan đến giai đoạn phát triển riêng của quốc gia. Và tình trạng này có thể được cải thiện khi Trung Quốc đưa ra các quy định và cơ chế giám sát cần thiết như nỗ lực đang triển khai hiện nay. Một văn hóa khuyến khích sự xuất sắc và liêm chính trong khoa học vô cùng cần thiết và sẽ mất thời gian để xây dựng.

 

Anh Vũ - Tiasang, Nguồn: academic.oup.com

 

Trở lại      In      Số lần xem: 211

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD