Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33359647
Cà phê đang gặp “hạn”
Thứ bảy, 20-04-2019 | 04:31:32

Giá cà phê trong nước đang theo đà rớt, nằm quanh mức 30-31 triệu đồng/tấn ở nửa đầu tháng 4-2019. Nhà vườn than khổ và báo động mức ấy đã chạm giá thành sản xuất, trong khi nhiều người kinh doanh cũng đang rên lỗ.

 

Ảnh minh họa Thành Hoa

 

Càng lúc càng khó khăn

 

Nếu như đầu năm 2017 giá cà phê nội địa nằm ở mức 48 triệu đồng/tấn thì đến cùng kỳ năm 2018 còn ở mức 38 triệu đồng. Dù vậy cũng đỡ hơn mức giá hiện nay sắp rớt về điểm khởi đầu năm 2016, như thể làm thành một chu kỳ ba năm.

 

Sau mỗi năm, tính từ 2017 đến nay, giá cà phê cứ theo đà giảm dần. Báo cáo của các cơ quan thống kê cho biết giá bình quân cà phê xuất khẩu cả năm 2017(1) và 2018(2) là 2.249 và 1.883 đô la Mỹ/tấn, giảm 16,3%. Nhưng đến ba tháng đầu năm 2019, mức giá chung ấy chỉ còn 1.739 đô la Mỹ/tấn(3), giảm thêm 7,6% so với bình quân năm trước.

 

“Hầu hết người mua bán cà phê như doanh nghiệp của tôi báo rằng tính trong vòng năm năm trở lại đây chỉ được một năm có lời còn bốn năm kia lỗ”, ông Trần Ngọc Huy, chủ một công ty kinh doanh cà phê tại thôn Hàm Rồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cho biết.

 

Ông Huy có lẽ không nói quá khi ta nhìn vào đồ thị diễn biến giá kỳ hạn cà phê robusta London, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng để tham chiếu. Giá sàn này từ đáy 1.310 đô la Mỹ/tấn (2016) đã kéo lên trên 2.200 đô la/tấn (2017) nhưng cũng từ đó giá “đổ đèo” cho đến nay (2019). Dù trong quá trình đi xuống tuy có lúc gượng dậy song chủ yếu vẫn theo chiều xuống, ngày 12-4-2019 giá có lúc chạm 1.366 đô la Mỹ/tấn (xem đồ thị).

 

Trong kinh doanh cà phê, người mua chỉ đặt hàng có sẵn hoặc giao trước vào kho của họ. Như vậy, từ 2016-2017, giá cà phê theo hướng tăng dần, tức thuận cho ai mua trước bán sau nhờ khi mua giá còn thấp, lúc bán giá ở mức cao. Từ đỉnh điểm 2017 đến nay, thị trường cà phê kỳ hạn và trong nước đi theo chiều ngược lại, từ cao xuống thấp, bởi vậy càng trữ hàng trước với giá cao, khi bán ra gặp giá thấp, nên thua lỗ là điều dễ giải thích. Tình huống cũng y hệt như năm 2015, kinh doanh giai đoạn ấy từ thua đến thua.

 

Một cách kinh doanh cà phê đại trà hiện nay là mua hàng, giao vào kho hay bán “treo” theo các hợp đồng chưa chốt giá cuối cùng (price-to-be fixed) để đợi lúc nào giá lên cao mới đặt bán. Khi giao hàng, người mua ứng trước 70% trị giá hợp đồng. Rồi người bán lại dùng tiền được ứng của lô hàng đã giao, mua thêm, và nhồi số lượng bán theo cùng kiểu mỗi lúc mỗi tăng dần. Một đại lý bán theo cách này với vài ba ngàn tấn còn treo chưa chốt bán là khá phổ biến. Nên khi giá không thuận, càng lúc càng xuống, số tiền thua lỗ càng lớn. Bao lâu giá còn đi xuống, bấy lâu thua lỗ càng nặng.

 

Thách thức vẫn còn?

 

Một số người cho rằng nếu mạnh vốn để trữ hàng thì đâu ra nông nỗi! Tuy nhiên, họ vẫn chưa giải thích được vì sao trong quí 1 năm nay, xuất khẩu cà phê Việt Nam chỉ có 477.000 tấn, giảm 15,3%, và kim ngạch chỉ được 830 triệu đô la Mỹ, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái(3), thế nhưng giá vẫn đi xuống.

 

Trữ hàng chỉ nên được xem là một giải pháp tình thế, có thể tốt nếu như nhu cầu tiêu thụ cân bằng hay cao hơn nguồn cung ứng. Mới đây, Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) ước rằng năm nay toàn cầu thặng dư 3,06 triệu bao (60 ki lô gam/bao) với tổng sản lượng 168,05 triệu bao(4).

 

Bán treo hàng đợi chốt giá trong kho hay tạm trữ đều trở nên lợi bất cập hại nếu như hướng giá không thuận cho bên bán. Nói thẳng rằng đó chỉ là một hình thức “đầu cơ giá lên”. Trong khi người bán mong cho giá tăng để chốt bán thì người mua biết chắc áp lực hàng ra lúc nào đó sẽ mạnh và tin rằng giá khó thể tăng.

 

Than thở của ông Huy và đồng nghiệp là đúng. Nhưng nếu như ngành cà phê và bản thân từng doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu thị trường, tiên đoán được cung-cầu, diễn biến kỹ thuật về giá cả của các sàn kỳ hạn, thì chắc những lô hàng giao kho đã được chốt giá bán hết, từ đó giá cà phê có điều kiện đổi hướng.

 

Giá cà phê trên sàn kỳ hạn robusta London đang về lại mức thấp nhất tính từ trên ba năm, còn sàn arabica New York chạm mức sâu ngang bằng với đáy từ hơn 13 năm rưỡi nay.

 

Sản lượng cà phê thế giới dư thừa là một chuyện, các quỹ đầu tư tài chính cũng đua nhau bán khống trên sàn giao dịch do đoán giá còn rớt sâu hơn nữa.

 

Brazil được mùa với trên 60 triệu bao chưa quan trọng cho bằng tiềm lực bán ra của nông dân còn rất mạnh nhờ đồng nội tệ reais (Brl) mất giá so với đồng đô la Mỹ. Nếu như thời kỳ cuối năm 2016-2017, nước sản xuất cà phê số 1 thế giới chuẩn bị đi vào chu kỳ năm mất mùa, bấy giờ chừng 1 đô la ăn 3,2 reais, thì hiện nay quanh mức 3.85-3,99 reais, lại gặp năm được mùa lớn. Đấy là rủi ro lớn nhất cho giá cà phê thế giới cũng như đối với Việt Nam. Khi đồng nội tệ mất giá, nông dân sẵn sàng bán cà phê do thu nhập cao hơn dù giá kỳ hạn có rớt. Chẳng có gì lạ khi xuất khẩu cà phê Brazil trong tháng 3-2019 tăng 10,3% so với cùng kỳ 2018 nhưng robusta tăng đến 582%(5).

 

Giá cà phê thấp, nông dân và nhà kinh doanh cà phê đang đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên, xem ra thời gian trước mắt thị trường khó được cải thiện do các yếu tố cung-cầu và tiền tệ.

 

Một số người nuôi hy vọng khi Brazil vào mùa đông, có thể rét đậm rét hại sẽ làm sản lượng cà phê nước này giảm, bớt chênh lệch cung cầu và theo đó giá không bị chìm xuống.

 

Trước khi chờ tin sương giá đến, nhiều ý kiến cho rằng cộng đồng các nhà kinh doanh cà phê nên nhìn thẳng vào vấn đề, bàn sâu phương thức mua bán và biện pháp tự giải cứu, nắm bắt và nhận định kỹ thông tin thị trường, kinh doanh bám theo giá sàn phái sinh nên thực hiện như thế nào để giảm rủi ro... nhằm tránh mất mát thêm và kinh doanh hiệu quả hơn cho nửa niên vụ 2018-2019 đang còn phía trước.

 

(1) https://baodautu.vn/gia-xuat-khau-binh-quan-dat-2257-usdtan-ca-phe-thu-ve-hon-32-ty-usd-nam-qua-d75096.html

(2) http://cafef.vn/xuat-khau-ca-phe-can-moc-35-ty-usd-trong-nam-2018-20190103102444291.chn

(3) http://www.tintucnongnghiep.com/2019/03/xuat-khau-ca-phe-sut-giam-ca-ve-luong.html

(4) http://www.ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=21359

(5) https://thitruongcaphe.net/11-4-2019-hai-san-ca-phe-tiep-tuc-co-gia-dong-cua-tang/

 

Nguyễn Quang Bình - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 1313

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD