Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33457386
Cần liên kết “4 nhà” phòng chống hạn mặn ở ĐBSCL
Thứ hai, 04-04-2016 | 08:17:25

Cần liên kết “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp để phòng chống hạn mặn ở ĐBSCL.

 

Những ngày qua, sự khốc liệt và dữ dội của hạn mặn tác động làm đảo lộn toàn bộ đời sống của người dân ĐBSCL. Không chỉ thiếu nước tưới khiến lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm chết mà hạn mặn cũng đẩy hàng chục ngàn người dân vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, phải tắm rửa bằng nước lợ, gây ra các bệnh ngoài da; có hộ dân vùng hạn mặn phải di chuyển cả gia đình để tìm đến  nơi có nước ngọt để trú ngụ.

 

can lien ket
Một vườn thanh long ở Sóc Trăng đang thiếu nước tưới trầm trọng

 

Đặc biệt khi hạn mặn cần có cảnh báo kịp thời, chính xác để các cấp cấp, các ngành khuyến cáo nông dân thực hiện việc canh tác cây, con giống phù hợp, tránh thiệt hại. Đó là chưa kể cần gắn bó với sát với đồng ruộng, bám đồng ruộng để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để hướng dẫn, giúp nông dân trụ vững trong bối cảnh khắc nghiệt của biến đổi khí hậu.

 

Bởi thực tế hiện nay, đa số nông dân ở ĐBSCL là hộ nghèo, trình độ dân trí chưa cao, thói quen làm lúa nước đã có hàng trăm năm nay nên việc thay đổi sang các giống cây trồng vật nuôi khác  đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn là không hề đơn giản.

 

Một nhân tố quan trọng góp phần phòng chống hạn mặn lâu dài, căn cơ cho ĐBSCL là các nhà doanh nghiệp, các nhà thương mại, ngân hàng. Bởi nông dân nhiều nơi sẵn sàng nghe theo khuyến cáo, hướng dẫn của ngành chuyên môn, nhà khoa học nuôi trồng các cây, con mới song vấn đề đầu ra cho sản phẩm ở vùng mặn, ngọt lại phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp, doanh nhân.

 

Chính các doanh nghiệp, doanh nhân bằng sự nhạy bén trên thương trường sẽ hướng dẫn, định hướng và liên kết cùng nông dân hình thành các vùng chuyên canh cây, con phù hợp đủ sức cạnh tranh, giúp nông dân tiêu thụ được nông thủy sản mà họ làm ra. Điều này rất quan trọng không chỉ thúc đẩy các mô hình sản xuất phù hợp trong điều kiện hạn mặn và biến đổi khí hậu mà còn cởi bỏ tâm lý bám riết lấy cây lúa để an toàn, đủ ăn có thu nhập mà bấy lâu nay đã thấm đẫm với đa số nông dân vùng ĐBSCL.

 

Thay đổi từng bước tập quán canh tác

 

Đối với bà con nông dân ĐBSCL mình cũng cần hiểu rõ: Sản xuất của bà con sẽ ngày càng khó khăn, khắc nghiệt hơn nhất là hạn mặn sẽ đến thường xuyên hơn; nguồn nước ngọt, phù sa màu mỡ trước đây sẽ khó mà quay trở lại đều đặn. Do vậy, điều kiện canh tác sẽ ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn, kỹ thuật cao hơn. Đây là một thực tế mà bà con phải đối diện để thích ứng. Từ đó bà con mình cũng cần phải thay đổi từng bước tập quán canh tác từ chuyên canh cây lúa- tiêu hao rất lớn nguồn nước ngọt- sang các giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả theo hướng dẫn của các cấp, các ngành và các nhà khoa học.

 

Theo dự báo, hạn mặn khốc liệt hiện nay mới chỉ là biểu hiện bước đầu của biến đổi khí hậu, tương lai vùng ĐBSCL sẽ phải đổi mặt với nước biển dâng, không khí nóng lên, các thiên tai như bão, lũ có thể sẽ xuất hiện thường xuyên. Điều này đòi hỏi “ 4 nhà” hay mở rộng hơn có thể là 5-6 nhà cần liên kết chặt chẽ hơn nữa mới mong giúp cho vùng đất Chín rồng thực sự bình yên trong thiên tai và cả do nhân tai gây nên./

 

Trọng Điển - VOV/ĐBSCL.

Trở lại      In      Số lần xem: 2540

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD