Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33468764
Cười khóc với cà phê arabica
Thứ bảy, 16-03-2013 | 19:10:47

Đến nay, cả thế giới đều phải công nhận nước ta là nước có diện tích trồng robusta lớn nhất và có lượng xuất khẩu robusta hàng đầu. Thay vì củng cố “thương hiệu” đó, một số nhà xuất khẩu đã thử “đổi vị” sang buôn bán cà phê arabica, nhưng đều  khóc hận vì tính đỏng đảnh của thị trường.

 

Cà phê arabica: ít mà ngon

 

Theo thống kê mới nhất được đưa ra tại hội nghị Triển vọng ngành Cà phê Việt Nam trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê lần thứ 4 từ ngày 9-13/3/2013 tại Daklak vừa qua, nước ta hiện có chừng 620.000 ha cà phê, chủ yếu là cà phê robusta và chỉ có chừng trên 30.000 ha trồng arabica.

 

Biến động giá cà phê arabica trên sàn ICE mấy năm gần đây.

 

Thời gian gần đây, lượng cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam ước đạt chừng 1,5 triệu tấn mỗi năm trong khi lượng cà phê arabica xuất khẩu chỉ đạt chừng 50.000 tấn, sản lượng khiêm tốn ở mức 60.000 tấn/năm, dù arabica luôn luôn có giá cao hơn robusta.

 

Trong tiêu thụ cà phê truyền thống, nếu như robusta chỉ được sử dụng để phối trộn hay sản xuất cà phê hòa tan thì arabica giữ vai trò quyết định chất lượng từ mùi vị, đến hương thơm của tách cà phê. Các nước Brazil, Colombia và nhiều nước tại vùng châu Mỹ La-tinh chủ yếu trồng và xuất khẩu loại cà phê “chủ đạo” và đắt tiền này. Các nước ấy thường xuất khẩu dưới dạng hạt, gồm chế biến ướt vì phải thông qua một giai đoạn lên men bằng nước và chế biến khô nếu như phơi sấy đơn giản chủ yếu nhờ ánh sáng mặt trời. Từ chuyên môn của arabica chế biến khô thường được gọi là “naturals”. Brazil xuất khẩu nhiều loại này. Giá của loại chế biến ướt cao hơn của chế biến khô.

 

Tại Việt Nam, arabica còn được gọi là cà phê “chè” hay nhiều nơi trên Tây Nguyên còn có tên cà phê “thơm”. Trước đây, khi robusta chưa lấn lướt, nhiều vườn còn dăm mươi cây arabica để dùng trong gia đình. Hiện nay, các vùng trồng arabica khá tập trung tại nước ta là Sơn La ở miền bắc, Quảng Trị ở miền Trung và Lâm Đồng ở Tây Nguyên. Arabica xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng chế biến ướt, vì hàng có yêu cầu chất lượng cao hơn và có giá trị cao hơn robusta.

 

Khóc cười theo giá

 

Trong niên vụ 2010-11, khi sản lượng của Colombia, nước cung cấp chủ yếu cà phê arabica chế biến ướt, chưa vực dây kịp, đồng thời đầu cơ tài chính bất ngờ chuyển mạnh dòng tiền vào sàn kỳ hạn Arabica Ice, giá arabica đã bật từ 140 cts/lb lên trên 300 cts/lb, tức từ chừng 3.000 đô la/tấn lên trên 6.500 đô la/tấn. Giai đoạn này, nhiều nhà xuất khẩu và thương lái chuyên arabica phấn khởi và lời đậm (xin theo dõi biểu đồ phía trên). Theo lời một nhà xuất khẩu cỡ lớn tại Lâm Đồng: “Bấy giờ, mua bán arabica sướng thật! Cứ mở mắt ra là thấy hàng mình mua hôm qua còn để trong kho đưa lời về cho chủ, có khi rất hời”. Thật vậy, giá theo sàn kỳ hạn cứ lóc cóc tăng, từ 3.000 đô la/tấn lên đến 4.200 đô la/tấn FOB. Nhiều đại lý, thương lái sau vài tháng đã trở mình…nhiều người đã vươn lên thành nhà xuất khẩu.

 

Tưởng thị trường bay cao bay cao mãi, nào ngờ càng vươn cao…càng vướng lụy. Thị trường arabica trong các niên vụ 2011-12 và ngay cả niên vụ hiện thời 2012-13 đã quay ngược từ mức đỉnh xuống nay chỉ còn quanh 140 cts/lb, tức từ trên 6.500 đô la/tấn nay cũng chỉ còn quanh 3.000 đô la/tấn trên sàn kỳ hạn Ice. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 niên vụ, giá arabica đã từ điểm thấp nhất lên đỉnh cao nhất rồi quay về điểm thấp nhất, thậm chí còn có lúc xuống sâu hơn.

 

Nhiều nhà xuất khẩu của ta, đặc biệt những nhà xuất khẩu mới nổi, đã ngủ quên trên chiến thắng và không kịp thay đổi theo thị trường. Cứ tưởng thị trường đi từ dưới lên như trước, họ đã mua nguyên liệu arabica trước và ghim lại, giá càng lúc càng xuống, nên tồn kho càng nhiều bao nhiêu càng lỗ bấy nhiêu. Chủ một doanh nghiệp đóng tại Lâm Đồng nói: “Tưởng mua vào giá 3.000 đô la/tấn, giá vậy là đã xuống sâu. Nào ngờ, với giá sàn kỳ hạn èo uột thế này, nay chưa chắc bán được 2.500 đô la/tấn…Lỗ đến cả 500 đô la/tấn chưa kể các loại chi phí”.

 

Một điều tệ hại hơn nữa là một số nhà xuất khẩu mới ra, do thiếu kinh nghiệm, thay vì khi giá thị trường đổ từ cao xuống thấp, nên tránh bán trừ lùi mà chỉ bán ngay khi có giá cuối cùng (outright), giá tiền “tươi” để tranh thủ hưởng giá tốt. Thế nhưng, thật là xui rủi, có bao nhiêu họ đều dốc túi bán theo hợp đồng trừ lùi. “Trừ lùi” là loại hợp đồng dựa trên một mức chênh lệch giá giữa giá FOB và giá niêm yết của sàn kỳ hạn (discount differentials). Khi hai bên mua bán ký hợp đồng này, hai bên chỉ thống thất mức trừ và chỉ có giá cuối cùng khi bên mua hay bên bán chốt một mức giá mà họ thấy là được theo giá của sàn. Sau đó, dựa trên mức trừ ấy mà phiên ra giá cuối cùng.

 

Với hướng “giá trên sàn kỳ hạn Arabica Ice càng lúc xuống như hiện nay, nếu quyết chốt giá bán theo kiểu trừ lùi thì chỉ có lỗ”, một nhà xuất khẩu arabica ở Hà Nội phát biểu. “Lời được bao nhiêu trong niên vụ 2010/11 thì nay đã bị giá xuống thấp quét sạch hết rồi…thậm chí còn lỗ đậm nữa. Không khéo, lỗ rồi làm bậy, không giao hàng đúng giao ước, lại mang tiếng thêm cho ngành…”, người ở Lâm Đồng than thở.

 

Phạm Kỳ Anh - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 1824

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD