Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  59
 Số lượt truy cập :  34082627
Đánh thuế thực phẩm giúp giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính
Thứ bảy, 12-11-2016 | 06:53:32
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: stockall.ga)


Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Climate Change đánh giá việc áp dụng thuế thực phẩm dựa trên hàm lượng carbon không chỉ có lợi đối với môi trường mà còn tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Từ cánh đồng đến bàn ăn, thực phẩm mà con người tiêu thụ hàng ngày chính là thủ phạm gây ra 1/4 tổng lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Tỷ lệ này sẽ còn tăng mạnh do dân số tăng và sự thay đổi chế độ ăn uống tại các nước đang phát triển, khi người dân tiêu thụ ngày càng nhiều các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Đối mặt với khoảng trống về an ninh lương thực và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giáo sư Marco Springmann, thuộc Đại học Oxford, cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu lợi ích khi thực hiện đánh thuế thực phẩm trên toàn cầu dựa trên hàm lượng carbon trong quá trình sản xuất thực phẩm.

Căn cứ mức giá 52 USD/1 tấn quy đổi dioxid carbon (CO2), các nhà nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố tăng giá do tăng thuế đến quy mô tiêu dùng và những lợi ích môi trường cũng như sức khỏe.

Đối với những thực phẩm tạo ra nhiều phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhất như thịt bò, cừu, các chế phẩm của sữa, dầu thực vật, giá tăng từ 15-40% sẽ kéo theo việc giảm lượng tiêu thụ trên thế giới từ 6-13%.

Về hoa quả và rau xanh, thuế chỉ dưới 3% và hầu như không ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ.

Kết quả lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới có thể giảm 1 tỷ tấn quy đổi CO2 mỗi năm, trong đó khoảng 9,3% có nguồn gốc từ thực phẩm. Khoảng 2/3 lượng CO2 quy đổi giảm được là nhờ hạn chế tiêu thụ thịt bò và 1/4 lượng giảm liên quan đến giảm tiêu thụ các chế phẩm từ sữa.

Nghiên cứu trên cũng chứng minh sức khỏe người dân sẽ tốt lên. Thế giới sẽ giảm được 107.000 trường hợp tử vong mỗi năm, trong đó đa phần là do các bệnh tim mạch gây ra.

Theo các nhà nghiên cứu, kịch bản hiệu quả nhất là cố định một loại thuế cho tất cả các loại thực phẩm, ngoại trừ rau và hoa quả, đồng thời bù giá cho người tiêu dùng tại các nước nghèo nhất./.

 

Theo Vietnam+

Trở lại      In      Số lần xem: 715

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD