Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  60
 Số lượt truy cập :  34071344
Dự báo sâu bệnh tuần từ 3-10/6
Thứ ba, 04-06-2013 | 08:27:55
Cục BVTV

 

1. Các tỉnh phía Bắc

 

a) Trên lúa ĐX

- Rầy nâu - rầy lưng trắng: Gây hại trên trà lúa ĐX muộn ở các tỉnh Bắc bộ. Tập trung chỉ đạo theo dõi và thực hiện chống cháy rầy cuối vụ bằng một trong các loại thuốc tiếp xúc; thu hoạch lúa khi đã chín theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

b) Chuẩn bị SX vụ HT: Thực hiện vệ sinh đồng ruộng; tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột trước vụ SX; theo dõi và phòng chống bênh lùn sọc đen trên mạ, lúa mới sạ tại một số tỉnh Bắc Trung bộ.

c) Trên mía

Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc sau thu hoạch, hại nặng những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, ruộng trồng mới bằng giống không sạch bệnh.

 

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

 

- Sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng... phát sinh gây hại nhẹ trên lúa XH, HT giai đoạn đứng cái - đòng trỗ.

- Bọ trĩ, sâu keo... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh và giống gieo lúa trà muộn.

 

3. Các tỉnh phía Nam

 

- Từ 2 - 9/6 có đợt rầy nở trên trà lúa đẻ nhánh - làm đòng, cục bộ một số diện tích có mật độ cao. Theo dõi và phòng trừ bằng một trong các loại thuốc chống lột xác khi rầy cám tập trung tuổi 2 - 3; không sử dụng thuốc phổ tác động rộng làm mất cân bằng hệ sinh thái và bộc phát rầy ở cuối vụ.

- Bệnh đạo ôn, lem lép hạt phát sinh trên lúa giai đoạn từ đẻ nhánh đến trỗ. Các tỉnh cần chú ý theo dõi để hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời.

- Chú ý sự gây hại của chuột trên tất cả các trà lúa ngoài đồng do điều kiện vụ HT rất thích hợp cho sự phá hại của chuột.

Ngoài ra, theo dõi và phòng trừ kịp thời bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh; nhện gié, rầy phấn trắng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh - đòng trỗ để có biện pháp phòng trị kịp thời.

 

Đề nghị:

 

+ Các tỉnh phía Bắc tăng cường phòng trừ chuột, bệnh đạo ôn, phòng trừ rầy cuối vụ ĐX. Kiểm tra chặt chẽ nguồn bệnh lùn sọc đen, bệnh lùn xoắn lá. Theo dõi sâu bệnh trên ngô, lạc xuân.

+ Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên theo dõi bệnh hại cà phê; hại điều; hại sắn và rau màu. Tăng cường phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng.

+ Các tỉnh phía Nam tiếp tục chỉ đạo gieo sạ tập trung, đồng loạt né rầy lúa Hè Thu 2013. Phòng trừ kịp thời rầy nâu, bệnh đạo ôn. Phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng.

 

KHUYẾN CÁO

 

Trên lúa:

- Rầy nâu phun Applaud 10WP, Hopsan 75ND, phun khi rầy ở tuổi 2 - 3. Trường hợp với áp lực rầy cao và gối lứa phun Applaud10WP + Oncol 20EC. Hoặc rải Wellof 3GR 12 kg/ha.

- Bệnh lem lép hạt sử dụng một trong các thuốc sau: Aviso 350SC , Catcat 250EC, Carbenda supper 50SC. Phun khi lúa đã trổ đều đến đỏ đuôi bông cái.

- Sâu cuốn lá nhỏ phun một trong các thuốc sau: Wellof 330EC, Altach 5EC, Nouvo 3,6EC, phun khi sâu tuổi nhỏ.

- Sâu đục thân phun Nurelle D25/2,5EC, Oncol 25WP, phun sau khi thấy bướm rộ 5 - 7 ngày.

- Ốc bươu vàng rải Honeycin 6GR.

- Bọ xít hôi (bọ hút, bọ xít dài) phun Suco 50EC khi bọ chớm xuất hiện.

- Nhện gié phun Takare 2EC khi mới xuất hiện hoặc phun ngừa trước trổ 10 - 15 ngày.

- Bệnh đạo ôn lá,thân phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

- Đạo ôn cổ bông phun ngừa Beam 75WP 2 lần vào lúc lúa sắp trổ và sau trổ đều.

Trên cây trồng khác:

Cây chè: Rầy xanh phun Mospilan 3EC, Applaud 10WP phun khi rầy tuổi còn nhỏ.

Cà phê: Bệnh gỉ sắt (nấm vàng da cam) phun Nicozol 12,5WP ướt đều 2 mặt lá khi bệnh mới xuất hiện. Tùy tình hình bệnh phun lại cách nhau 7 - 10 ngày.

Cây tiêu: Tuyến trùng rễ sử dụng Oncol 25WP tưới xung quanh gốc, rễ và tưới lập lại vào 7 ngày sau.

 

Theo NNVN.

Trở lại      In      Số lần xem: 1587

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD