Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33464943
Giá đường thế giới sắp hồi phục mạnh
Thứ tư, 05-07-2017 | 08:12:42

Ở mức thấp nhất hơn một năm hiện nay, giá đường quốc tế đang rẻ hơn 8% so với giá trong nước tại Ấn Độ, nhập khẩu đường vào thị trường này dự báo sẽ tăng mạnh mặc dù phải chịu thuế 40%.

 

Lãnh đạo ngành mía đường Ấn Độ cho biết nước tiêu thụ đường số 1 thế giới này có thể sẽ gia tăng nhập khẩu đường nhân lúc giá trên thị trường quốc tế đang rất rẻ và đồng rupee mạnh lên khiến cho đường nhập khẩu trở nên rẻ hơn mặc dù thuế nhập khẩu vẫn duy trì ở mức cao.

 

Nếu điều này xảy ra, giá đường thế giới sẽ hồi phục mạnh, bởi Ấn Độ có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường đường thế giới.

 

Trong quý 1/2017, Ấn Độ là nhân tố chính đẩy giá đường tăng mạnh. Khô hạn ảnh hưởng tới vụ mía của nước này đã đẩy giá đường tại thị trường Ấn Độ tăng mạnh từ cuối tháng 12/2017, đạt kỷ lục cao trong lịch sử vào đầu tháng 3/2017. Thị trường tiên đoán nước này sẽ phải tăng mạnh nhập khẩu đường để bù đắp số thiếu hụt trong nước, và đồn đoán này đã đẩy giá đường thế giới tăng mạnh.

 

Tuy nhiên sau đó cũng chính yếu tố Ấn Độ gây áp lực giảm giá lên thị trường đường. Chính phủ Ấn Độ đã không hạ thuế nhập khẩu đường như kỳ vọng của các thương gia quốc tế, và phải đến tận đầu quý 2/2017 Ấn Độ mới quyết định về việc nhập khẩu đường, nhưng khối lượng nhập khẩu miễn thuế chỉ có 500.000 tấn đường thô, thị trường đường thế giới càng thêm áp lực giảm giá.

 

Giữa tháng 6/2017, giá đường thế giới đã xuống mức thấp nhất trong vòng 16 tháng, chỉ 12,78 US cent/lb đối với đường thô và 386,80 USD/tấn đối với đường trắng.

 

Với tầm ảnh hưởng lớn như vậy, việc Ấn Độ gia tăng nhập khẩu đường vào lúc này chắc chắn sẽ kéo giá đường thế giới rời xa khỏi mức thấp kỷ lục kể từ đầu tháng 2/2016 như hiện tại.

 

Đầu quý 2, Hiệp hội Mía đường Ấn Độ đã hạ mức dự đoán tiêu thụ đường ở nước này xuống 23,5 triệu tấn trong năm nay từ mức 24,2 triệu tấn dự báo ban đầu sau khi báo cáo doanh thu bán đường chỉ ở mức thấp, do giá đường tại nướcnày tăng cao và Chính phủ dự kiến giảm tiền hỗ trợ cho thống phân phối công của các chính quyền tiểu bang. Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) cũng hạ dự báo tiêu thụ đường Ấn Độ đi 750.000 tấn xuống 25,15 triệu tấn, từ mức 26 triệu tấn tiêu thụ ở vụ trước.

 

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng nhập khẩu giảm sẽ chỉ là tạm thời.

 

Ông Felipe Vicchiato, Giám đốc tài chính của hãng Sao Martinho cho biết: “Người dân Ấn Độ đa số vẫn còn rất nghèo và đường vẫn là thành phần chính trong thức ăn thức uống của họ”.

 

Nhiều nhà nghiên cứu cũng có chung nhận định rằng mặc dù các quốc gia đang phát triển rất nỗ lực giảm tiêu thụ đường để phòng tránh những căn bệnh do đường gây ra, nhưng cũng không thể chắc chắn tiêu thụ đường ở nhóm quốc gia này sẽ suy giảm kéo dài.

 

Tuần trước, Sucden Financial đã cảnh báo việc nhu cầu đường của Ấn Độ “chậm lại” trong năm 2016/17 sẽ chỉ là “tạm thời”.

 

Thực tế Ấn Độ sẽ khó có thể kiềm chế việc nhập khẩu đường khi nhu cầu trong nước cao mà giá trên thị trường thế giới lại rất rẻ như lúc này.

 

Tiêu thụ đường ở Ấn Độ hàng năm vào khoảng 25 triệu tấn, trong khi đó sản lượng năm nay (2016/17) dự báo sẽ chỉ đạt 20,3 triệu tấn, giảm 20% so với mức 25,1 triệu tấn của năm ngoái.

 

Các đại lý tại Ấn Độ tính toàn rằng đường nhập khẩu từ nước ngoài, tính cả thuế nhập khẩu 40%, có giá bán ở Ấn Độ khoảng 32.000 rupee (496 USD)/tấn, rẻ hơn tới 8% so với giá đường nội địa hiện đang ở mức 34.000 rupee.

 

Đồng rupee mạnh càng làm cho giá hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Rupee đã tăng giá hơn 5% so với đồng bạc xanh kể từ đầu năm tới nay.

 

“Với chênh lệch giá như hiện nay, các nhày máy luyện đường sẽ tăng cường nhập khẩu”, ông Rohit Pawar, giám đốc điều hành của nhà máy đường Baramati Agro ở bang Maharashtra nhận định.

 

Một nhà máy đường ở Kolhapur thuộc Maharashtra cho biết: “Hiện các nhà máy tinh luyện đường đang tinh luyện số đường thô nhập khẩu miễn thuế, và từ tháng sau họ có thể bắt đầu nhập khẩu đường (chịu thuế) để tiêu thụ tại địa phương.”, và “thật khó để dự báo các nhà máy tinh luyện của Ấn Độ sẽ nhập khẩu bao nhiêu”.

 

Ông Pawar của Baramati Agro cho rằng: “Cần phải tăng thuế nhập khẩu đường lên 70% (từ mức 40% hiện nay), nếu không thì đường nhập khẩu sẽ kéo giá đường tại Ấn Độ giảm xuống và các nhà máy không thể trả giá thu mua mía cho bà con nông dân như Chính phủ quy định.

 

Quốc gia Nam Á này đã tăng gần 11% mức giá quy định các nhà máy đường phải trả cho người trồng mía trong niên vụ mới, bắt đầu từ tháng 10.

 

Với giá đường cao như hiện nay thì sản lượng của Ấn Độ vụ 2018/19 mới có thể tăng, còn nếu không sản lượng sẽ giảm hoặc tăng ít.

 

Ông Vicchiato dự báo sau khoảng 1,5 đến 2 niên vụ tới, giá đường thế giới sẽ lại hồi phục lên mức 20 US cent/lb.

 

Vân Chi - CafeF.

Trở lại      In      Số lần xem: 1820

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD