Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  60
 Số lượt truy cập :  34078523
Hội thảo quốc tế lúa chịu nóng 2016
Thứ tư, 06-07-2016 | 13:56:03

GS. Bùi Chí Bửu, IAS

 

Hội thảo quốc tế lúa chịu nóng được tổ chức tại WANJU, JEONBUK; từ ngày 26 đến 30 tháng 6 năm 2016; do Viện Khoa Học Cây Trồng quốc gia (NICS) Hàn Quốc chủ trì. Theo dự kiến của IPCC (2007), nhiệt độ tăng 2-40C vào cuối thế kỷ 21 sẽ làm giảm năng suất lúa xuống 41%. Sự nóng lên của trái đất làm cho việc cải tiến giống lúa chống chịu nóng ngày càng trở nên cấp thiết đối với nhiều nước ở vùng xích đạo và cận xích đạo.  Viện Lúa Quốc Tế (IRRI) ghi nhận: nhiệt độ đã tăng từ 0,350C đến 1,130C trên toàn cầu. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên 10C, sản lượng thóc giảm đi 10% (Peng và ctv. 2004).

 

 

Năm thành viên quốc gia của chương trình chọn tạo giống lúa chống chịu nóng là: Cambodia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam cùng với nước chủ nhà đã trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận cho kế hoạch nghiên cứu sắp đến, trước diễn biến cực đoan của biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

THÀNH VIÊN CHÍNH THAM GIA HỘI THẢO:

  1. Dr. Lee Kyuseong, Director General, Dept. of Central Area Crop Sci., Korea
  2. Dr. Lee Young Hee, Director General, National Inst. of Crop Science, Korea
  3. Dr. Cho Young Chan, Chủ nhiệm chương trình lúa chịu nóng, NICS, Korea
  4. Dr. Kwon Soo Wook, Phó GS, ĐH Quốc Gia Pusan, Korea
  5. Dr. Ouk Makara, CARDI, Cambodia
  6. Ms. Thun Vathany, CARDI, Cambodia
  7. Dr. Untung Susanto, Indonesia Center for Rice Research, Indonesia
  8. Dr. Buang Abdullah, Indonesia Center for Rice Research, Indonesia
  9. Dr. Norvie L. Manigbas, PhilRice, Philippines
  10. Mr. Jupiter L. Grospe, PhilRice, Philippines
  11. Ms. Wirongrat Pimsaen, Ubon Ratchathani Rice Research Center, Thailand
  12. Prof. Dr. Nguyễn Thị Lang, CLRRI, Vietnam
  13. Prof. Dr. Bùi Chí Bửu, IAS, Vietnam
  14. Mr. Nguyễn Văn Hiếu, CLRRI, Vietnam

 

Dr. Lee Young Hee, Viện Trưởng Viện Khoa Học Cây Trồng Hàn Quốc (NICS) đọc diễn văn khai mạc, nhấn mạnh đến sự đóng góp của 5 quốc gia thuộc ASEAN; xem như thành tựu khoa học mang tính chất hợp tác quốc tế rất hiệu quả; dưới dự tài trợ kinh phí nghiên cứu của RDA, Hàn Quốc; cộng thêm ngân sách của từng nước thành viên. Tiến sĩ Dr Cho Y.C. là điều phối viên chính, với sự trợ giúp của Dr Norvie Maningbas; chương trình lai tạo giống lúa chống chịu nóng đã được vận hành từ tháng 7-2010 đến th 7-2016 (trung bình RDA cấp 57 nghìn USD / năm).

 

Cải tiến giống lúa chống chịu nóng được triển khai từ nội dung trao đổi nguồn vật liệu bố mẹ và dòng con lai (lai đơn, lai hồi giao) giữa các nước thành viên. Có tất cả 5 nguồn vật liệu bố mẹ của Hàn Quốc; 1 của IRRI; 1 của Cambodia; 2 của Philippines; và 3 của Việt Nam được đưa vào kế hoạch lai. Bên cạnh đó, N22, Dular và Nipponbare được thống nhất làm nguồn đối chứng; nâng tổng số vật liệu là 14 giống lúa. Tất cả có 18 tổ hợp lai đã được trao đổi dòng con lai F1; và 14 tổ hợp lai hồi giao (BC) cũng được trao đổi. Hệ thống thanh lọc lúa chịu nóng chủ yếu được thực hiện trên 3 hệ thống: ngoài đồng; nhà lưới có nhiệt độ nóng được kiểm soát; và nhà lưới bình thường.

 

Báo cáo của Việt Nam đã được chú ý trong thảo luận để xây dựng kế hoạch sắp tới. Phân tích QTL quần thể hồi giao BC2F2 giữa OM5930 / N22 với 310 cá thể con lai. Sử dụng 264 SSR đa hình (trong tổng số 501chỉ thị). Bản đồ liên kết trên cơ sở quần thể BC2F2 này, phủ trên 2.741,63 cM với khoảng cách trung bình giữa hai chỉ thị là 10,55 cM. Tất cả QTLs được xác định trên cơ sở xác suất tin cậy P < 0.01 (tương ứng với phân tích SMA ở giá trị LOD > 3.6 và đối với IMA ở giá trị LOD > 3.9). Biến thiên kiểu hình được giải thích bởi QTL mục tiêu tại chỉ thị  RM3586 (36,2%), RM160 (17,1%) trên nhiễm sắc thể 3 và RM3735 (32,6%) trên nhiễm sắc thể 4. Kết quả thẩm định lại phân tích bản đồ cách quãng cho thấy vùng mục tiêu tại RM3586 - RM160 trên NST số 3 là 8,1 cM (LOD = 3,4, R2 = 11,52%, additive effect = 5,64). Có 6 tính trạng được đánh giá kiểu hình thành công phục vụ cho phân tích QTL tính chống chịu nóng, tỷ lệ hạt lép có giá trị đóng góp lớn nhất. Chọn dòng con lai BC1 đến BC4 với 32 chỉ thị SSR tập trung trên nhiễm sắc thể 3 và 4 cho thấy: dòng HTL1, HTL2, HTL3 và HTL4 triển vọng nhất về % lép, và năng suất, tuy nhiên hiệu quả chọn lọc tính trạng GFR là GA% = 4,10 chưa đạt. Giống triển vọng OM8108 có giá trị GFR cao >100 mg / bông /ngày, đã được công nhận sản xuất thử.

 

Đề xuất của Việt Nam được hội thảo nhắc lại nhiều lần về tiếp tục hợp tác theo chiều sâu giữa các nước. Nghiên cứu cơ bản sẽ tiếp cận theo kỹ thuật “next generation sequencing” (NGS) hoặc “genotyping by sequencing” (GBS) để khai thác các vùng mục tiêu trên nhiễm sắc thể số 3, 4  và 10 đã được công bố trong pha 1. Con lai được đánh giá thông qua tính trạng “tốc độ vào chắc của hạt” (GFR: grain filling rate) thay vì nghiên cứu hạt phấn trong điều kiện nhiệt độ nóng vào giai đoạn lúa trổ bông. Việt Nam cũng đề nghị tiến hành khảo nghiệm nhiều địa điểm theo kiểu MET (multiple environmental trials) và áp dụng thuật toán phân tích tương tác GxE theo các mô phỏng mới, để tăng cường độ chính xác.

 

Báo cáo của 5 nước thành viên sẽ được đệ trình cho RDA (Tổng Cục Phát Triển Nông Thôn), Viện Khoa Học Cây Trồng Quốc Gia và Bộ Nông Nghiệp Hàn Quốc.

Trở lại      In      Số lần xem: 1404

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD