Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  7
 Số lượt truy cập :  33360848
Lập lại trật tự thị trường phân bón trong nước
Thứ năm, 20-04-2017 | 17:30:49

Ngày 19/4, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị góp ý cho dự thảo Nghị định về quản lý phân bón.Theo đó, dự thảo Nghị định về quản lý phân bón được xây dựng nhằm thay thế Nghị định 202/NĐ- CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;

 

Theo đó, dự thảo Nghị định về quản lý phân bón được xây dựng nhằm thay thế Nghị định 202/NĐ- CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón; thay thế các quy định tại Chương IV của Nghị định số 77/2016/NĐ- CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.

 

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (đơn vị đầu mối được Bộ NN&PTNT giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định) cho biết, dự thảo Nghị định sẽ quy định về quản lý phân bón, bao gồm việc đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, đóng gói, buôn bán, xuất nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo, sử dụng phân bón ở Việt Nam (trừ phân hữu cơ truyền thống) do các tổ chức, cá nhân sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại.

 

Nghị định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến phân bón tại Việt Nam, bảo đảm tính kế thừa, hạn chế những tồn tại, giải quyết những vướng mắc và đồng bộ với những quy định khác về quản lý phân bón tại Việt Nam, qua đó từng bước góp phần lập lại trật tự thị trường phân bón. 

 

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, các điều khoản quy định trong dự thảo Nghị định lần này cần được xây dựng chặt chẽ để các DN sản xuất phân bón, cả vô cơ và hữu cơ phải tuân thủ theo đúng pháp luật, tránh tình trạng phân bón giả, kém chất lượng ồ ạt tiêu thụ trên thị trường như trong thời gian qua.

 

Ngoài ra, các quy định về điều kiện kinh doanh cũng phải được quy định cụ thể hơn, một mặt để nâng cao chất lượng phân bón, mặt khác cải thiện năng lực cạnh tranh của phân bón sản xuất trong nước, hướng đến xuất khẩu phân bón sang các thị trường phát triển.

 

Cụ thể, về điều kiện sản xuất, đóng gói, buôn bán phân bón, nhiều ý kiến của đại diện các DN cho rằng, các địa điểm, sản xuất, diện tích nhà xưởng phải phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón. Các tổ chức, cá nhân, DN sản xuất phân bón bắt buộc phải có phòng thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc phải có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm. 

 

Theo đó, đến hết tháng 6/2018, các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có phòng thử nghiệm, phân tích được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng đối với phân bón do mình sản xuất.

 

Dự thảo Nghị định gồm 9 chương, 55 điều và dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.

 

Đỗ Hương - Chinhphu.

Trở lại      In      Số lần xem: 521

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD