Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  50
 Số lượt truy cập :  34082003
Lần đầu tiên quan sát được sự kế thừa trực tiếp của RNA tắt gen
Thứ bảy, 29-10-2016 | 05:24:13

Cơ bản của kế thừa di truyền được được biết rõ: mỗi bố mẹ truyền lại một nửa DNA cho con trong quá trình sinh sản. Công thức di truyền này được cho là chứa toàn bộ thông tin mà sinh vật mới cần để xây dựng và vận hành cơ thể.

 


Trong bức hình ảnh về con giun tròn (Caenorhabditis elegans), một tế bào trứng mới thụ tinh (mũi tên) chứa các hạt RNA sợi kép (chấm nhỏ màu đỏ) có khả năng tắt các gen cụ thể (Ảnh: Đại học Maryland)

 

Nhưng nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ở một số loài, trải nghiệm cuộc sống của bố mẹ có thể thay đổi con cái của chúng. Thiếu ăn, tiếp xúc với độc tố hay bị bệnh có thể gây ra những biến đổi về kiểu biểu hiện gen của người bố mẹ và trong một số trường hợp, những biến đổi này có thể được truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, các cơ chế gây hiệu ứng này – gọi là kế thừa không di truyền – vẫn còn là một bí ẩn.

 

Một nghiên cứu mới từ Đại học Maryland cung cấp một lời giải thích khả dĩ đáng ngạc nhiên. Lần đầu tiên, các nhà sinh học phát triển đã quan sát được các phân tử RNA sợi kép (dsRNA) – một họ hàng gần của DNA có thể tắt các gen bên trong tế bào – được truyền trực tiếp từ bố mẹ sang con ở loài giun tròn Caenorhabditis elegans. Điều quan trọng là hiệu ứng tắt gen được tạo ra bởi các phân tử dsRNA này ở bố mẹ cũng tồn tại ở con của chúng.

 

Nghiên cứu khẳng định rằng các cơ chế kế thừa không di truyền có thể đơn giản hơn người ta nghĩ.

 

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy một phân tử dsRNA được truyền từ một thế hệ sang thế hệ kế tiếp. Giả định cho rằng dsRNA biến đổi vật liệu di truyền của bố mẹ và vật liệu di truyền thay đổi này được truyền cho thế hệ tiếp theo. Nhưng quan sát của chúng tôi cho thấy RNA đang loại bỏ bước trung gian đó”, tác giả cao cấp của nghiên cứu Antony Jose cho biết.

 

Các nhà nghiên cứu đã đưa dsRNA được gắn nhãn huỳnh quang vào hệ tuần hoàn của giun C. elegans. Sau đó họ quan sát khi các phân tử RNA huỳnh quang di chuyển thực tế từ hệ tuần hoàn của giun mẹ sang một tế bào trứng đang đợi thụ tinh.

 

Trong một loạt sự kiện gây bất ngờ, một số phân tử dsRNA không tắt các gen trong giun mẹ vì tuần tự dsRNA không khớp với bất kỳ gen nào của giun mẹ. Nhưng các phân tử dsRNA lại tắt các gen trong giun con khi giun mới thu được một bản sao gen trùng khớp từ giun bố. Điều này khẳng định rằng trong một số trường hợp, việc tắt gen bởi dsRNA có thể bỏ qua hoàn toàn một thế hệ.

 

Jose nói: “Thật sốc khi chúng tôi thấy rằng dsRNA đã vượt qua ranh giới thế hệ. Kết quả của chúng tôi cung cấp một cơ chế chắc chắn về cách môi trường ở một thế hệ có thể ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo. Nhưng thật ngạc nhiên gấp đôi khi thấy rằng một bố, mẹ có thể truyền thông tin để tắt một gen mà bố, mẹ đó không có”.

 

Jose và các đồng nghiệp không kỳ vọng rằng dsRNA sẽ đóng vai trò trực tiếp trong việc truyền thông tin qua các thế hệ. Vì dsRNA đi cùng với chu kỳ sống của nhiều virus nên thật hợp lý khi cho rằng các cơ chế phòng vệ của một tế bào sống sẽ ngăn dsRNA xâm chiếm thế hệ tiếp theo.

 

“Rất ngạc nhiên. Người ta sẽ nghĩ thế hệ tiếp theo sẽ được bảo vệ nhưng chúng tôi thấy tất cả các phân tử dsRNA này đang được đổ vào thế hệ tiếp theo. Các tế bào trứng sử dụng chính cơ chế này để hấp thu dưỡng chất khi chúng chuẩn bị thụ tinh. Thế hệ tiếp theo không chỉ nhận dưỡng chất mà còn nhận cả thông tin”, Jose cho biết thêm.

 

Ông và các đồng nghiệp đang hy vọng sẽ biết được nhiều hơn về các cơ chế mà qua đó dsRNA tắt các gen qua nhiều thế hệ.

 

“Có những gợi ý cho thấy điều tương tự có thể đang diễn ra ở người. Chúng ta biết rằng RNA tồn tại trong dòng máu người. Nhưng chúng ta không biết các phân tử RNA này từ đâu tới, đang đi đâu và chính xác làm việc gì. Công trình của chúng tôi hé lộ một khả năng thú vị: chúng có thể là những thông điệp bố mẹ gửi lại cho con cái họ”, Jose cho biết.

 

LH - Dostdongnai, theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 2000

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD