Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  58
 Số lượt truy cập :  34070703
Một số nhận định về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Thứ tư, 22-05-2013 | 08:10:26
Đào Ngọc Chính[1], Lê Thanh Tùng[2]
           
Rau là thực phẩm quan trọng thường xuyên và không thể thiếu hàng ngày của con người, đặc biệt đối với những dân tộc châu Á trong đó có Việt Nam. Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc sản xuất các loại rau, hoa, quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Nhiều mô hình sản xuất rau hiện nay đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu nhập đạt 400 – 500 triệu VND/ha/năm và cao hơn. Tuy nhiên sản xuất rau, nhất là rau an toàn ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn và bất cập: công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức; việc áp dụng các biệp pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất chưa được hỗ trợ giải quyết thỏa đáng; thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến khích hỗ trợ hoạt động xuất khẩu chưa được  quan tâm đúng mức. Đặc biệt là chất lượng RAT khi phân tích vẫn còn dư lượng Nitrate, thuốc trừ sâu và các vi sinh vật gây hại còn khá cao. Việc quản lý, sản xuất RAT cần phải được quan tâm đặc biệt và cũng là những vấn đề cần được giải quyết ngay trong thời gian hiện nay và những năm tiếp theo. 

Sản xuất rau an toàn vừa là nhu cầu vừa là mục tiêu và định hướng của sản xuất rau cả nước. Rau an toàn được hiểu với nhiều khái niệm, nhiều hạng bậc khác nhau, trong phạm vi bài viết này, rau an toàn được hiểu là rau đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu từ Sở NN & PTNT năm 2012 diện tích trồng rau cả nước ước đạt khoảng  823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất ước đạt 170 tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106% so với năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích ước đạt 357,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích ước đạt 466,2 nghìn ha, năng suất dự kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn.
 
Bảng 1: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012Các tỉnh
 
Năm 2011
Ước năm 2012
Cả nước
794.243
823.728
Miền Bắc
302.808
357.551
ĐBSH
127.808
159.7690
Đông Bắc
90.293
94167
Tây Bắc
21.897
9.161
Bắc Trung Bộ
84.667
94.454
Miền Nam
491.435
466.177
DH Nam Trung Bộ
62.651
64.809
Tây Nguyên
123.859
87.361
 Đông Nam Bộ
83.105
67.768
 ĐBSCL
221.819
246.240
 
Qua tập hợp báo cáo của 46 Sở Nông nghiệp và PTNT đến hết tháng  9/2012:

   - Số diện tích đã được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày  15/ 10/ 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn là 6.310,9 ha.

   - Số diện tích rau sản xuất theo hướng an toàn (nông dân đã áp dụng quy trình sản xuất an toàn nhưng chưa được chứng nhận) là 16.796,71 ha.

    - Số diện tích đã được 20 tỉnh quy hoạch sản xuất rau an toàn  là 7.996,035 ha.

Cũng qua tập hợp báo cáo của 46 Sở Nông nghiệp và PTNT và 12 tổ chức chứng nhận VietGAP  đến hết tháng  9/2012 số diện tích rau được cấp Giấy chứng nhận VietGAP và các GAP khác (GlobalGAP, MetroGAP) là 491,19ha.

Trong năm 2012, Cục Trồng trọt thành lập 3 Đoàn kiểm tra điều kiện sản xuất rau đảm bảo an toàn thực phẩm tại 22 tỉnh, thành phố (An Giang, Sóc Trăng, Bình Định, Gia Lai, Ninh Thuận, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang).

Đoàn kiểm tra đã lấy 142 mẫu rau phân tích: dư lượng thuốc BVTV,  nitrate, kim loại nặng (Pb, Cd). Hiện nay, Cục đang tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra.

Một số mô hình tiêu biểu:

+ Tiền Giang: Mô hình tiêu biểu gắn sản xuất với tiêu thụ rau an toàn có hiệu quả trên địa bàn tỉnh là HTX rau an toàn Gò Công (12,5 ha/42 hộ), chủng loại: cải xanh, cải ngọt, cải thìa, rau dền, mùng tơi, dưa leo. Hiệu quả mô hình trồng rau theo quy trình an toàn tại Hợp tác xã lợi nhuận cao hơn so với rau thường từ 1,2 – 1,7 lần.

 Tổ chức hoạt động của HTX như sau:

- Ban chủ nhiệm chủ động tìm kiếm thị trường đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm cho các xã viên, ký hợp đồng tiêu thụ với xã viên theo giá sàn.

- Tổ chức họp định kỳ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kịp thời uốn nắn các vi phạm đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục lỗi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp hợp tác xã phát triển.

+ Bình Dương:  Một số mô hình tiêu biểu gắn sản xuất với tiêu thụ trên địa bàn: 02 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn:

+ Tổ sản xuất RAT xã Tân Định,huyện Bến Cát: diện tích 7 ha (sản xuất 3 vụ); sản lượng: 378 tấn (dưa leo, khổ qua, bầu, bí, mướp,....);

+  Tổ sản xuất RAT Thị trấn  Uyên Hưng, huyện Tân Uyên: diện tích: 5 ha (sản xuất 3 vụ); sản lượng: 234 tấn (hành lá, khổ qua, dưa leo,...);

 Từ dự án “Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2010-2012” đã thành lập 02 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tại 02 địa điểm nêu trên. Tổ hợp tác  được hoạt động dưới sự quản lý và điều hành sản xuất từ 02 tổ trưởng tổ hợp tác, có sự hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón và thuốc BVTV, ... của cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV Bình Dương. Định kỳ mỗi tháng 02 lần, Chi cục BVTV lấy mẫu rau từ 02 tổ rau phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trên rau bằng phương pháp phân tích nhanh (GT Testkit), khi mẫu rau có dư lượng (ở mức an toàn) Chi cục tiếp tục phân tích định lượng để phân tích rõ gốc thuốc nông dân sử dụng.

Khi 02 tổ rau sản xuất có sản phẩm, nhờ sự tác động và hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Chi cục BVTV làm đầu mối đã giúp cho sản phẩm của 02 tổ rau được đưa vào siêu thị Coop Mart Bình Dương (sản phẩm rau bắt đầu đưa vào siêu thị từ tháng 06/2011 đến nay), trung bình mỗi tháng 02 tổ rau cung cấp khoảng trên 3,8 tấn rau an toàn các loại.

Hiệu quả kinh tế: sản phẩm đưa vào siêu thị có giá cao hơn giá tự do bên ngoài từ 20-30%.

+ Bình Phước: Một số mô hình tiêu biểu: Hiện nay chi cục đã xây dựng và hình thành được các tổ rau nhằm liên kết và hỗ trợ nhau trong sản xuất cụ thể: Tổ rau Tân Lập- xã Tân Lập huyện Đồng phú,  Khu phố Xuân Đồng- P.Tân Thiện – Tx. Đồng Xoài, Ấp 5 xã Minh Thành -Chơn Thành, CLB rau an toàn Phú Đức -Bình Long các tổ rau sản xuất theo quy trình VietGAP. Riêng ở Đồng Xoài tổ rau có hợp đồng cung ứng cho Siêu thị Coopmart và bán cho các quầy rau do Chi cục hỗ trợ và ngoài ra, rau được  bán ra cho thị trường tự do, các tổ sản xuất được tư vấn, hỗ trợ xây dựng về logo, bao bì sản phẩm hàng hóa của từng tổ sản xuất nhằm phân biệt với sản phẩm thông thường, đảm bảo truy nguyên nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Tổng diện tích canh tác được Chi cục đầu tư trực tiếp theo VietGAP 13,5 ha, diện tích rau theo an toàn 16 ha, những hộ này được xây dựng thành các tổ sản xuất, có quy chế phối hợp, tổ chức sản xuất và được địa phương giám sát. Ngoài ra các nông hộ sản xuất tự phát phát triển triển theo hướng rau an toàn với diện tích là 170ha.

Tp. Hồ Chí Minh: - Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phước An (Địa chỉ: 12/19D ấp 4, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh): Là mô hình thí điểm của Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm, là tổ chức tích cực trong phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế rau. Hợp tác xã bắt đầu áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất rau từ năm 2009 với diện tích 7 ha, đến năm 2012 diện tích sản xuất rau an toàn tăng lên 17 ha, sản lượng đạt 298 tấn/tháng. Đến nay, tổng diện tích được chứng nhận VietGAP là 4,06 ha (13 hộ sản xuất và nhà sơ chế).

- Liên tổ sản xuất và kinh doanh rau an toàn Tân Trung (ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi): Là mô hình thí điểm của Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm, là tổ chức tích cực trong phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế rau. Hiện nay, tổng diện tích sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP là 9,5 ha (50 hộ), trong đó diện tích được chứng nhận VietGAP là 1,3 ha.

- Hợp tác xã Ngã Ba Giòng (Địa chỉ: ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn): Hiện nay, tổng diện tích sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP là 15 ha, trong đó diện tích được chứng nhận VietGAP là 3,25 ha. Hình thức tiêu thụ chủ yếu thông qua các hợp đồng nguyên tắc, trung bình 04 tấn/ngày.

Tình hình chung về tiêu thụ rau an toàn cho thấy:

+ Về hình thức tiêu thụ

Sản xuất rau nói chung, rau an toàn nói riêng được tiêu thụ theo một số hình thức chính như sau:

- Người sản xuất sau khi thu hoạch, tự mang đi tiêu thụ tại các chợ.

- Bán buôn cả ruộng: tư thương chủ động đến thu hoạch và mang đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối. Hình thức này người sản xuất bán cho tư thương thấp hơn giá bán lẻ tại chợ 20 - 30% .

- Bán buôn cho người thu gom: một số chủ đại lý trong vùng đứng ra thu gom sản phẩm sau thu hoạch để tiêu thụ ở đại phương và các tỉnh lân cận.

Ngoài ra một số tỉnh còn có hình thức tiêu thụ như:

- Tiêu thụ rau thông qua ký kết hợp đồng: Các Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ liên kết … ký hợp đồng thu mua rau để tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng.

- Tiêu thụ thông qua các mối tiêu thụ ổn định: bếp ăn công nghiệp, bếp ăn nhà trẻ, trường học ...

+ Về công tác quản lý rau an toàn tại chợ đầu mối

Hiện nay theo báo cáo có 10/32 tỉnh có chợ đầu mối tiêu thụ rau, rau an toàn (Quảng Trị, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bạc Liêu).

Sở Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh, thành (Hồ Chí Minh, Hà Nội,…) hàng năm phối hợp với Ban quản lý các chợ đầu mối tổ chức các đợt  kiểm tra, lấy mẫu rau để kiểm tra chất luợng. Nếu phát hiện mẫu có dư lượng thuốc BVTV hoặc hàm lượng Nitrat vượt ngưỡng theo quy định sẽ ra văn bản thông báo để Ban quản lý chợ có biện pháp quản lý tốt hơn nguồn gốc rau.

Tuy nhiên công tác quản lý chất lượng rau tại các chợ được triển khai nhưng chưa phổ biến, chưa được chú trọng trên cả nước, chủ yếu là các tư thương tự tìm nguồn hàng, thu mua ở các nơi khác về tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc sản xuất rau an toàn cũng mới bắt đầu bằng việc chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sản lượng rau được sản xuất từ các vùng này chưa tạo thành khối lượng hàng hoá lớn.

Về Giá cả

Một số nơi rau an toàn có giá cao hơn giá rau thông thường từ 10-20% nên đem lại thu nhập cao cho người dân và cao hơn nhiều lần sản xuất lúa, ngô và một số cây ngắn ngày khác (một số vùng sản xuất rau an toàn tập trung, tổng thu trung bình từ 400-500 triệu đồng/ha/năm, cao đạt 700-800 triệu đồng/ha/năm ...).

Phần lớn giá bán các sản phẩm rau an toàn và rau thông thường chưa có sự khác biệt nhiều và thường không ổn định, giá thường cao vào đầu và cuối vụ sản xuất (cao gấp 1,5 - 2 lần) so với giá bán giữa vụ.

Nhận định những khó khăn trong sản xuất rau an toàn và giải pháp

+ Khó khăn

- Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giống rau sản xuất chủ yếu là giống F1 nhập nội, trình độ sản xuất thấp còn khá phổ biến; nhận thức và ý thức trách nhiệm của số đông người sản xuất về  rau an toàn còn chưa cao, vẫn còn tình trạng số mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV,  nitrate, kim loại nặng, trong khi chưa có quy định về hàm lượng Nitrate trong rau của Bộ Y tế để tham chiếu xử lý.

- Một số địa phương đã xây dựng, phê duyệt đề án, kế hoạch phát triển sản xuất rau an toàn tuy nhiên không có kinh phí để triển khai. Do đó, công tác quy hoạch, xác định các vùng sản xuất rau an toàn đủ điều kiện còn chậm.

- Lực lượng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát chưa đủ mạnh, còn dàn trải, phân công trách nhiệm còn chồng chéo giữa các Bộ ngành, giữa các đơn vị trong Bộ; các văn bản quy phạm pháp luật chưa ổn định. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn rất hạn chế.

- Nhiều mô hình, nhiều địa phương đã đầu tư kinh phí sản xuất rau an toàn nhưng chưa gắn kết được khâu sản xuất và thị trường tiêu thụ, sự liên kết hợp tác giữa người sản xuất, thương nhân, dịch vụ cùng với nhà khoa học, chính sách của nhà nước chưa chặt chẽ và chưa hình thành chuỗi để nâng cao giá trị của rau an toàn; sản phẩm tiêu thụ với giá không cao hơn sản phẩm thường, người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng vào rau an toàn.

- Số đông người tiêu dùng chưa hiểu biết đầy đủ về ATTP, thói quen mua bán tự do còn phổ biến, trong khi việc sản xuất rau an toàn chưa được người dân áp dụng trên đại trà, chủ yếu được thực hiện thông qua các chương trình, dự án của Trung ương, tỉnh. Do vậy chưa hình thành thị trường tiêu thụ rau an toàn riêng biệt, sản phẩm rau an toàn vẫn được tiêu thụ cùng với các loại rau khác, thiếu thông tin về các sản phẩm rau an toàn, quản lý nhà nước chưa giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm an toàn và chưa an toàn trên thị trường do rau an toàn chưa được xử lý đầy đủ các khâu sơ chế, đóng gói và in mã vạch theo đúng quy định nên khi bày bán trên thị trường chưa có khác biệt so với các sản phẩm rau thông thường.

 + Đề xuất một số giải pháp

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện Luật ATTP; phân công quản lý nhà nước giữa các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, giữa Trung ương và địa phương theo hướng cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, bỏ sót.

- Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, ổn định, đảm bảo đủ sản lượng rau cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chi phí phân tích mẫu và chi phí chứng nhận VietGAP, chi phí xúc tiến thương mại...

- Tổ chức sản xuất rau an toàn theo chuỗi, gắn kết trách nhiệm của người sản xuất và tiêu thụ. Tăng diện tích sản xuất rau trong nhà có mái che, nhà màn, nhà lưới ... để hạn chế sâu bệnh, điều kiện bất lợi.

- Thường xuyên lồng ghép trong các chương trình đào tạo, tổ chức tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn, sản xuất rau theo VietGAP cho nông dân; đẩy mạnh công tác truyền thông qua nhiều kênh khác nhau để người tiêu dùng thấy được việc sử dụng rau an toàn, rau được chứng nhận GAP là sự lựa chọn thông minh.

- Phải tạo sự chuyển biến đồng bộ từ khâu sản xuất, kinh doanh đến tiêu dùng rau an toàn theo chuỗi mang tính chuyên nghiệp; coi trọng việc áp dụng công nghệ cao; đầu tư hạ tầng và xử lý chất thải nguy hại phải được ưu tiên để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm trước, trong và sau thu hoạch;
 
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, giá cả vật tư đầu vào như thuốc BVTV, phân bón và chất lượng rau trên thị trường.
 
- Bằng nhiều giải pháp và chủ động khâu nối hình thành các liên kết ổn định giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hoặc xuất khẩu rau với các HTX, nông dân vùng sản xuất rau an toàn tập trung. Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn với nhiều kênh phân phối đa dạng (qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ) gắn với chứng nhận theo VietGap phải có bao bì nhãn mác, đóng gói theo quy định và địa chỉ rõ ràng theo thương hiệu của nhà sản xuất với giá cả hợp lý để giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm an toàn.

+ Kiến nghị:

- Đề nghị UBND các tỉnh sớm phê duyệt Đề án phát triển rau của tỉnh, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển RAT hàng hóa: hỗ trợ giống mới, ứng dụng TBKT  vào sản xuất, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản xuất, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ khắc phục rủi ro trong sản xuất.

- Chỉ đạo rà soát, quy hoạch hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch vùng sản xuất RAT, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, hình thành các nông trại, trang trại sản xuất với sản lượng lớn, chất lượng tốt.

- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm...

- Tạo điều kiện để liên kết trường, Viện nghiên cứu TBKT mới, giống rau ... để  phát triển sản xuất RAT.

- Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện thường xuyên, chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo ATTP trên rau. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau.

- Các đơn vị quản lý nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau đặc biệt là RAT trên các phương tiện thông tin đại chúng và khuyến khích nông dân áp dụng  quy trình sản xuất rau an toàn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
 
Phụ Lục: Một số quy định liên quan đến sản xuất rau an toàn
STT
Tên văn bản
Số
Ngày ban hành
1.
Luật An toàn thực phẩm
55/2010/QH12
17/6/2010
2.
Nghị định của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
38/2012/NĐ-NĐ-CP
25/4/2012
3.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
01/2012/QĐ-TTg
9/01/2012
4
Thông tư của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
53/2012/TT-BNNPTNT
 26/10/2012
5
Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc đẩy mạnh ứng dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt
1311/CT-BNN-TT
04/05/2012
6
Thông tư của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
48/2012/TT-BNNPTNT
 26/9/2012
7
Thông tư của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn
59/2012/TT-BNNPTNT
9/11/2012
8
Quyết định của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP)
379/2008/QĐ-BNN-KHCN
28/01/2008
 


[1] Thạc sĩ, chuyên viên phòng Cây lương thực – Cây thực phẩm - Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
[2] Thạc sĩ, Phó phòng Cây lương thực – Cây thực phẩm – Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

Trở lại      In      Số lần xem: 18100

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD