Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  37
 Số lượt truy cập :  34084738
Nông sản xuất khẩu - Đổi lượng sang chất
Thứ tư, 21-12-2016 | 08:04:45

Là nước xuất khẩu nhiều loại nông sản hàng đầu như hồ tiêu, cà phê, nhân điều, gạo… nhưng 90% nông sản xuất khẩu của Việt Nam là xuất thô, kém chất lượng và không đồng nhất nên giá trị giảm sút đáng kể. Ngoài ra, khi thành phẩm đến tay người tiêu dùng đều mang tên nhãn hiệu nước ngoài, nên chỉ hưởng phần thấp nhất trong chuỗi sản phẩm.

 

Nâng chất nông sản

 

Hơn 20 năm trước, Việt Nam đã ngưng xuất khẩu điều thô để ngày hôm nay trở thành quốc gia chế biến và xuất khẩu nhân điều dẫn đầu thế giới. Nhưng nhân điều mới ở dạng sơ chế, phải bán qua khâu trung gian để chế biến mới dùng được.

 

Hiện nay, ngành điều đang một lần nữa “cải tổ” khi chuyển qua giai đoạn chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng, để có thể cung cấp trực tiếp vào các siêu thị ở Mỹ (Walmart, Costco, Tesco…) hay Đức như cách mà Công ty Long Sơn, Công ty Nhật Huy và một số công ty khác đang làm.

 

Khoảng 20 doanh nghiệp lớn đầu tư chế biến sâu với các sản phẩm ăn liền như điều rang muối, điều chiên bơ, điều gia vị, điều hỗn hợp, bánh kẹo điều… với công suất 15.400 tấn sản phẩm/năm, còn lại là các cơ sở nhỏ lẻ, cung ứng cho thị trường nội địa khoảng 20.000 tấn/năm. Còn có 26 cơ sở chế biến dầu vỏ hạt, công suất 80.000 tấn sản phẩm/năm và 5 cơ sở tinh luyện dầu vỏ hạt điều, công suất 6.000 tấn/năm. Dù còn khiêm tốn so với việc xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn điều nhân, nhưng đó là bước chuyển tích cực và đúng hướng. 

 

Chế biến trái cây tại nhà máy Vinamit ở Bình Dương. Ảnh: CTV

 

Theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), Việt Nam đứng thứ 2 về sản lượng xuất khẩu cà phê sau Brazil, song về giá trị ở vị trí thứ 3 sau Colombia. Dù không có hạt cà phê nào nhưng nhờ khâu chế biến sâu từ cà phê nhân nhập khẩu và tái xuất nên Đức và Thụy Sĩ ở vị trí thứ 4 và 5 về giá trị xuất khẩu.

 

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, ngành cà phê hướng đến việc nâng cao giá trị. Thay vì xuất khẩu hạt cà phê thô, đang từng bước nâng dần tỷ lệ cà phê nhân chế biến, ước đạt 30% (so với 10% hiện nay), cà phê hòa tan và rang xay đạt 25% sản lượng (so với hơn 11% hiện nay), đạt kim ngạch xuất khẩu 3,8 tỷ USD - 4,2 tỷ USD đến năm 2020.

 

Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa, lượng cà phê chế biến xuất khẩu chỉ khoảng 4% tổng lượng cà phê xuất khẩu (hơn 1,7 triệu tấn) nhưng về giá trị chiếm tới 10%. Năm nay, giá trị xuất khẩu cà phê chế biến có thể đạt 325 - 350 triệu USD. Lượng cà phê chế biến sẽ tăng mạnh những năm tới khi doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư theo hướng này. Như Nestlé Việt Nam đầu tư gần 300 triệu USD, Olam, Trung Nguyên, Vinacafe Biên Hòa, Mê Trang… cũng đang xây dựng hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Tập đoàn Tín Nghĩa và một số doanh nghiệp trong nước khác triển khai dự án chế biến cà phê hòa tan nhằm đón đầu các hiệp định thương mại tự do với EU, Liên minh kinh tế Á - Âu, Hàn Quốc… khi mức thuế chỉ còn 0% - 5% thay vì 15%. Nhưng khả thi nhất hiện nay là Trung Quốc, thị trường quan trọng về cà phê chế biến của Việt Nam. Trung Nguyên, Vinacafe Biên Hòa đã và đang xuất khẩu mạnh sang thị trường này các loại cà phê hòa tan 2.1 và 3.1. Đây là thị trường vừa tầm, thay vì chen chân vào thị trường cà phê chế biến ở các nước phát triển, vốn đã có các tập đoàn lớn chiếm lĩnh thị phần.

 

Ngay với mặt hàng gạo, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng, cần thay đổi tư duy qua việc định dạng lại sản lượng gạo hàng hóa theo hướng sản lượng tối ưu. Xuất khẩu 3 - 4 triệu tấn/năm với giá tốt, tương đương với việc xuất 6 - 7 triệu tấn giá thấp. Chỉ cần làm 2vụ/năm thay vì 3 vụ/năm.

 

Đột phá sản phẩm hữu cơ

 

Có dịp đi nhiều và nắm bắt xu thế tiêu dùng, Việt kiều Úc - TS Nguyễn Quốc Vọng (Đại học RMIT) từng khuyến cáo: “Nếu có điều kiện nên đi thẳng vào việc sản xuất nông sản hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản. Đây là phân khúc thị trường cao cấp của những người có thu nhập khá trở lên, tuy khó tính nhưng sẵn sàng mua giá cao vì vấn đề an toàn thực phẩm và sức khỏe”.

 

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Vinamit, nhận định, thị trường nông sản thông thường ở các nước phát triển, hầu như đã hết chỗ cho những quốc gia đi sau như Việt Nam, khi các tập đoàn hùng mạnh đã chiếm lĩnh hết thị phần, sản phẩm nông nghiệp chế biến sâu của Việt Nam khó có thể xâm nhập. Nếu có thì sản phẩm đó cũng phải chấp nhận mang thương hiệu nước ngoài nên giá trị mang lại không thể cao được.

 

Tham gia các hội chợ nước ngoài, nhất là tại Mỹ, các nhà bán lẻ luôn dè dặt với sản phẩm từ Việt Nam do bị đánh đồng chất lượng nông sản Việt Nam với Trung Quốc, chưa đảm bảo về an toàn thực phẩm. Vì vậy, nếu bán các sản phẩm chế biến ăn liền vào thị trường này phải đi vòng qua lãnh thổ Đài Loan với nhãn hiệu khác mới có hy vọng.

 

Các nhà kinh doanh lý giải, do người tiêu dùng chưa an tâm về chất lượng, phải mua bảo hiểm với giá rất cao nên khó có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước. Qua tìm hiểu, ông Viên phát hiện, nếu là sản phẩm hữu cơ được chứng nhận sẽ có nhiều khả năng khi thị phần còn nhiều dư địa để xâm nhập.

 

Đầu tháng 12 vừa qua, Vinamit nhận được giấy chứng nhận canh tác hữu cơ, chế biến hữu cơ và nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Organic) và Liên minh châu Âu (Ecocert - EU). Các chứng chỉ này chứng nhận đạt tiêu chuẩn organic cho các dây chuyền sản xuất, chế biến và đóng gói tại nhà máy cùng với nguồn nguyên liệu trái cây cung ứng từ các nông trang của công ty tại Bình Dương. Vinamit đạt 73 hạng mục của Organic EU và 81 hạng mục của Organic USDA. Vinamit được cấp mã số Organic quốc tế cấp độ toàn phần, sau khi hoàn tất toàn bộ 545 chỉ tiêu đánh giá dưới sự giám sát trực tiếp tại chỗ từ chuyên gia Control Union, với hơn 100 mẫu sản phẩm được gửi kiểm định và đánh giá độc lập ở Hà Lan.

 

Theo ông Nguyễn Lâm Viên, chứng nhận hữu cơ hệ thống Vinamit giúp mở rộng cửa đưa nông sản Việt đàng hoàng bước vào thị trường Bắc Mỹ, Nhật Bản và EU, nơi có yêu cầu cao hơn, nghiêm ngặt hơn về các giá trị dinh dưỡng và môi trường. Ông Richard  De Boer, Giám đốc điều hành Control Union, cho biết người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn trong việc chọn lựa thực phẩm. Năm 2015, mức tiêu thụ các mặt hàng nông sản hữu cơ lên đến 80 tỷ USD và còn tiếp tục tăng trưởng thời gian tới.

 

CÔNG PHIÊN - SGGP.

Trở lại      In      Số lần xem: 704

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD