Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33457407
Sản xuất chè tiếp tục tăng mạnh nhưng xuất khẩu suy giảm
Chủ nhật, 28-05-2017 | 05:57:51

Xuất khẩu chè suy giảm trong khi sản xuất chè tiếp tục tăng mạnh, cho thấy sự phát triển của nhu cầu thụ chè tại các nội địa. Năm 2016, theo dữ liệu của Hội đồng Chè Quốc tế (ITC), sản xuất chè toàn càu tăng trưởng ổn định và tiếp tục khuynh hướng tăng từ năm 1996 đến nay. Năm 1996, ITC thống kê sản lượng chè toàn cầu đạt 2,6 triệu tấn và đến năm 2016 tăng gần gấp đôi lên 5,5 triệu tấn.

 

, Ấn Độ và Kenya đóng góp tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất chè toàn cầu. Năm 2016, sản lượng chè của đạt 2,35 triệu tấn, chiếm 43% tổng sản lượng chè toàn cầu. Ấn Độ đóng góp 23% tổng sản lượng chè và Kenya chiếm 9%. Tổng cộng 3 nước trên chiếm 75% tổng sản lượng chè toàn cầu, theo số liệu của ITC.

 

Các nước châu Á là nguồn sản xuất chè lớn nhất thế giới, chiếm 85%, theo sau là châu Phi (12%), Nam Mỹ (chủ yếu là Argentina) đóng góp khoảng 2% và tổng cộng Nga, Đại Tây Dương sản xuất 9.000 tấn chè, chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng chè toàn cầu năm 2016.

 

 

Xuất khẩu suy giảm

 

Tổng lượng chè xuất khẩu toàn cầu đạt 1,774 triệu tấn trong năm 2016, giảm nhẹ so với mức 1, 796 triệu tấn trong năm 2015. Xuất khẩu chè toàn cầu đang trong giai đoạn đình trệ, khi tổng lượng xuất khẩu chè năm 2010 đạt 1,786 triệu tấn và chỉ dao động quanh mốc này kể từ sau đó.

 

“Tỷ lệ lượng chè xuất khẩu/tổng sản lượng sản xuất tiếp tục suy giảm và trong năm 2016, tỷ lệ này ước tính giảm xuống còn 32% so với mức 41% trong 10 năm trước”, theo giải thích của Manuja Peiris, giám đốc hành đồng thời là nhà thống kê của ITC tại Luân Đôn. ITC được thành lập năm 1935 để theo dõi sản xuất, xuất khẩu và giá chè toàn cầu. “ này cho thấy 68% sản lượng chè toàn cầu đang được tại chính các nước sản xuất. Tiêu dùng chè đang suy giảm tại các nước phát triển, khi cả tăng trưởng dân sô và thu nhập khả dụng đều không tăng”, ông nhận định.

 

 

Xuất khẩu chè sang thị trường Nga, nước nhập khẩu chè lớn nhất thé giới, giảm do tiêu dùng giảm xuống còn 140.000 tấn chè, chiếm 2,5% toàn cầu. “Nhu cầu toàn cầu nhìn chung tại các nước không sản xuất chè vẫn trì trệ, nghĩa là tổng lượng chè xuất khẩu toàn cầu đang không trong khuynh hướng tăng. Trong 10 – 15 năm qua, tăng trưởng xuất khẩu chè chủ yếu đến từ Kenya và ”. Trung Quốc cũng sản xuất rất nhiều chè trong những năm gần đây nhưng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu nội địa. Nhu cầu chè tăng tại Trung Quốc rất rõ rệt.

 

Chỉ 35% người Trung Quốc uống chè hàng ngày. Các sản phẩm mới đang đẩy nhu cầu chè tại nước này tăng tiêu dùng khoảng 15%/năm, theo ước tính của Economist Intelligence Unit. Chè đen là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng trung bình 40%/năm kể từ năm 2012 đến nay. Chè xanh tăng chậm hơn. Tiêu dùng chè tại Trung Quốc chỉ hơn 1kg/người/năm, đứng thứ 14 toàn cầu.

 

Dữ liệu xuất khẩu cho thấy các thị trường mới đang nổi lên, với một loạt các nước tham gia mua chè tại các nhà giao dịch đấu giá lớn tại châu Á và châu Phi đang tăng lên, theo The Economist. Nhu cầu từ các nước mới nổi đang tăng nhanh hơn và tiếp tục trên đà tăng. Tổng cộng, các nước này chiếm khoảng 20% tổng tiêu dùng chè toàn cầu.

 

Thu nhập khả dụng đang tăng tại hầu hết các nước đang phát triển, đóng góp vào tăng tiêu dùng chè. “Khi nhìn vào các thị trường có tăng trưởng lượng đang diễn ra, chúng tôi nhận diện các thị trường là Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, Pakistan, Afghanistan, Bangladesh, Đài Loan, Morocco, Sudan, Kazakhstan, Ukraine, Mỹ và Malaysia”.

 

Tiêu dùng

 

“Khi xem xét từng nước riêng lẻ, tình hình nguồn cung toàn cầu sẽ thúc đẩy các lực lượng thị trường vận hành”, ông Peiris quan sát. Trong khi Trung Quốc tiếp tục sản xuất vượt nhu cầu tiêu dùng nội địa, Kenya đang nỗ lực sản xuất nhiều hơn để xuất khẩu. “Nguồn cung tăng có thể duy trì giá chè toàn cầu dao động nhẹ. Giá chè tại Sri Lanka có khuynh hướng tăng lên, chủ yếu do chi phí lao động tăng. Trong khi giá chè Việt Nam có khuynh hướng giảm, chủ yếu do vấn đề chất lượng”. “Nếu Kenya tiếp tục tốc độ sản xuất hiện tại thì nguồn cung chè khả dụng xuất khẩu toàn cầu sẽ tăng, với thị trường chuyển dịch mạnh từ orthodox sang CTC tại hầu khắp các thị trường, có thể dẫn tới giảm giá, khiến các nhà cung ứng khác trên thị trường mất đi thị phần hiện tại”.

 

Dự báo

 

Mùa xuân vừa qua, thời tiết tại Trung Quốc lạnh bất thường, với mức nhiệt độ lạnh nhất được ghi nhận trong vài thập kỷ. Năm 2017, thu hoạch bị trễ do thời tiết ấm áp hơn bình thường.

 

The Economist dự báo sản xuất chè toàn cầu sẽ suy giảm bất thường. “Chúng tôi dự báo sản xuất chè toàn cầu năm 2017 sẽ giảm 2,7% so với năm 2016, lần suy giảm đầu tiên kể từ khi chúng tôi bắt đầu thu thập chuôi giá trị từ năm 2000”. Ước tính này dựa trên tình hình thời tiết bất lợi tại các nước chiếm 35% tổng sản lượng chè toàn cầu, cùng với lợi nhuận của giảm do chi phí đầu vào tăng, như , dẫn đến giảm đầu tư. Cuối cùng, yếu tố tác động có thể là nhiều đồng nội tệ trên toàn cầu được dự báo duy trì yếu so với đồng USD.

 

Nghenong theo The International Tea Committee, The Economist.

Trở lại      In      Số lần xem: 857

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD