Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33367566
TT cà phê ngày 21/3: Tuột dốc mất 300 đồng/kg
Thứ sáu, 22-03-2019 | 08:19:56

Giá cà phê nhân xô một số tỉnh Tây Nguyên hôm nay lại quay đầu sụt giảm xuống ở 32.000 – 33.000 đồng/kg sau khi mất 300 đồng. Tại cảng TPHCM, giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở 1.420 USD/tấn (FOB), trừ lùi ở mức 75 USD/tấn.

 

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.420

Trừ lùi: -75

Đắk Lăk

33.000

-300

Lâm Đồng

32.000

-300

Gia Lai

32.800

-300

Đắk Nông

32.700

-300

Hồ tiêu

45.500

0

Tỷ giá USD/VND

23.155

-5

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

 

Thị trường cà phê trong nước sụt giảm theo đà giảm của thị trường cà phê thế giới. Giá cao nhất chốt ở 33.000 đồng/kg tại Đắk Lắk, 32.800 ở Gia Lai, 32.700 đồng/kg ở Đắk Nông và thấp nhất ở 32.000 đồng/kg tại Lâm Đồng.

 

Hiện trên địa bàn có 301 cơ sở chế biến cà phê, tăng 41 cơ sở so với niên vụ 2016/17; trong đó, có 204 cơ sở chế biến cà phê bột, 95 cơ sở chế biến cà phê nhân và 2 cơ sở chế biến cà phê hòa tan (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Thái và Công ty TNHH Cà phê Ngon). Cà phê chế biến của tỉnh đã được xuất đi hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, được bạn hàng và thị trường thế giới ưa chuộng, như các sản phẩm của Trung Nguyên, An Thái, G20…Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vifoca), cà phê chế biến, cụ thể là cà phê hòa tan đã chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và được dự báo sẽ còn tăng trưởng rất tốt trong nhiều năm tới. Theo các chuyên gia, cà phê chế biến sâu là khâu cho giá trị gia tăng tốt nhất (thêm từ 70 - 100 triệu đồng/tấn cà phê quy nhân).
 
Trên thị trường thế giới, giá cà phê chạm mức thấp mới, do dư cung toàn cầu, đặc biệt từ nước sản xuất hàng đầu – Brazil. Giá cà phê kỳ hạn tháng 5/2019 giảm 1,9 US cent tương đương 2% xuống 94,75 US cent/lb, trong phiên có lúc chạm mức thấp mới 94,35 US cent/lb. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn giảm 13 USD tương đương 0,9% xuống 1.495 USD/tấn.
 
Theo Hiệp hội cà phê đặc sản Hoa Kỳ (SCAA), thuật ngữ "cà phê đặc sản-specialty coffee" có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Ban đầu thuật ngữ này được sử dụng để mô tả các loại cà phê được bán trong các cửa hàng chuyên doanh cà phê, không phải là các loại cà phê được bán tại các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ khác.
 
Cà phê đặc sản thường là các loại cà phê chất lượng cao hơn, có nguồn gốc duy nhất (single origin) hoặc pha trộn, các loại cà phê độc đáo như cà phê tẩm hương vị, cà phê có nguồn gốc đặc biệt hoặc được liên kết đến một câu chuyện hấp dẫn.
 
Tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhanh chóng các cửa hàng bán cà phê đặc sản cũng như việc tăng cường sự hiện diện tại các siêu thị, thuật ngữ "cà phê đặc sản" giờ đây được coi là để chỉ những loại cà phê có giá cao, hoặc được người tiêu dùng cho rằng là khác với các loại cà phê đại trà có trên thị trường. Cà phê đặc sản là loại cà phê được canh tác trong những điều kiện lý tưởng về độ cao, chất đất, khí hậu,… Mỗi giai đoạn từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói, lưu thông, pha chế,… đều cần được đảm bảo để có được chất lượng cà phê tốt nhất.
 
Theo Hiệp hội cà phê đặc sản Hoa Kỳ, trong thang điểm từ 1-100, cà phê cần phải đạt tối thiểu 80 điểm mới được coi là cà phê đặc sản. Quá trình đánh giá này gồm nhiều bước, từ hình ảnh trực quan đến các thí nghiệm về mùi vị.
 
Theo Hiệp hội cà phê đặc sản Châu Âu (SCAE), cà phê đặc sản là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, tức là cà phê khi đến tay người tiêu dùng chứ không phải là hạt cà phê, theo đó cà phê đặc sản là một sản phẩm đồ uống thủ công có chất lượng độc đáo, một hương vị riêng biệt, cá tính khác biệt, và vượt trội so với cà phê thông thường.
 
Cà phê đó được pha chế từ các hạt cà phê được trồng trong một khu vực được xác định, đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất cho cà phê dùng để rang, bảo quản và pha chế. Mô tả này chỉ ra rằng, cà phê đặc sản không chỉ khác biệt, mà còn là một sản phẩm sang trọng và cao cấp hơn với các yếu tố độc đáo nhất định. Nó cũng hàm ý rằng cà phê đặc sản là một thuật ngữ chỉ nhiều loại cà phê khác nhau được định giá cao hơn các loại cà phê khác, hoặc được người tiêu dùng cảm nhận là khác biệt.

 

Phạm Hòa - VINANET

Trở lại      In      Số lần xem: 434

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD