Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33323420
TT hạt điều tháng 5, 5 tháng 2019: Giá thế giới biến động, trong nước phục hồi
Thứ ba, 11-06-2019 | 08:19:47

Thị trường hạt điều tháng 5/2019 chứng kiến giá tại thị trường Ấn Độ biến động không đồng nhất, tùy chủng loại. Trong nước giá điều nguyên liệu phục hồi trở lại, giá xuất khẩu bình quân trong tháng giảm.

 

Trung Quốc đang được coi là thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn đối với các nhà xuất khẩu hạt điều Ấn Độ, với dân số hơn 1,4 tỷ người và thói quen tiêu dùng thực phẩm có sự thay đổi, người dân thuộc tầng lớp trung lưu giày có ngày càng ưa chuộng hạt điều.
 
Tuy nhiên, thuế nhập khẩu 10% hiện tại đối với hạt điều đang là rào cản khiến các nhà xuất khẩu Ấn Độ gặp khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Theo Hội đồng xúc tiến xuất khẩu hạt điều Ấn Độ (CEPCI), trong tổng lượng hạt điều nhập khẩu của Trung Quốc, khoảng 55.000 tấn/năm, thị phần hạt điều Ấn Độ chỉ chiếm 0,1%. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ sang Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh. Do đó, tiềm năng để Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc là rất lớn.
 
Tháng 5/2019, giá hạt điều xuất khẩu tại cảng Delhi của Ấn Độ biến động không đồng nhất so với cuối tháng 4/2019. Ngày 30/5/2019, giá hạt điều loại WW180 và WW40 tăng 2,4% và 3,0% so với cuối tháng 4/2019, đạt lần lượt 1.055 Rs/kg (tương đương 15,1 USD/kg) và 785 Rs/kg (tương đương 11,23 USD/kg). Ngược lại, giá hạt điều loại WW210 và WW320 giảm 0,3% và 4,3%, xuống còn 925 Rs/kg (tương đương 13,24 USD/kg) và 665 Rs/kg (tương đương 9,52 USD/kg). Giá hạt điều nhân vỡ 2 mảnh giảm 8,9%, xuống còn 612,5 Rs/kg (tương đương 8,76 USD/kg).
 
Tại thị trường nội địa, giá hạt điều tháng 5/2019 đã tăng trở lại. Cụ thể, theo VINACAS nhận định sau thời kỳ ảm đạm từ tháng 1 đến tháng 4 do giá liên tục đi xuống, sang tháng 5 thị trường điều nhân nói riêng và ngành chế biến điều nói chung lạc quan cả về tiêu thụ và giá cả.
 
Điều nhân hiện nay các nhà máy sản xuất chỉ đủ đáp ứng cho những hợp đồng đã ký trước, trong khi có nhiều đơn hàng cần giao ngay nên lượng nhân không kịp đáp ứng, tình trạng này có thể vẫn kéo dài ở thời gian tới vì theo dự báo của nhiều chuyên gia. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn cầu có thể đạt tăng trưởng 10 – 15% trong năm nay.
 
Để khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn cung hạt điều chất lượng, UBND tỉnh Bình Phước đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Bờ Biển Ngà. Bờ Biển Ngà là thị trường hàng đầu thế giới về snar xuất hạt điều với diện tích đạt 1,4 triệu ha, năng suất bình quân khoảng 5 hạ/ha, nhưng chỉ có 8% sản lượng được chế biến chuyên sâu cung ứng ra thị trường thế giới. Theo đó, nước này mong muốn hợp tác vơi scacs doanh nghiệp Bình Phước để đẩy mạnh chế biến hạt điều. Bình Phước được mệnh danh là “thủ phủ” điều của cả nước vì giàu kinh nghiệm và có nhiều doanh nghiệp, cơ sở tham gia vào chuỗi sản xuất liên kết xuất khẩu hạt điều. Tuy nhiên, hiện sản lượng điều của Bình Phước chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến của doanh nghiệp nên hàng năm cần phải nhập khẩu nguyên liệu điều để chế biến.
 
VINACAS dự báo giá điều nhân loại W320 có thể giữ ở mức 3,3 - 3,5 USD/pound trong thời gian tới.
 
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương dự báo sang quí III/2019, giá điều toàn cầu có khả năng phục hồi vì nguồn cung giảm. Quí III thường là thời điểm nguồn cung hạt điều ở mức thấp nhất trong năm, trong khi nhu cầu hạt điều tăng mạnh vào thời điểm cuối năm.
 
Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, xuất khẩu hạt điều tháng 5/2019 ước đạt 50 nghìn tấn, trị gí 294 triệu USD, tăng 12,1% về lượng và 8,4% về trị giá so với tháng 4/2019, so với tháng 5/2018 tăng 10,1% về lượng nhưng giảm 13,5% trị giá. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt điều dfdatj 155 nghìn tấn, trị giá 1,204 tỷ USD, tăng 8,8% về lượng, nhưng giảm 14,2% về trị giá so với 5 tháng năm 2018.
 
Giá xuất bình quân tháng 5/2019 đạt 7.350 USD/tấn, giảm 3,3% so với tháng 4/2019, so với tháng 5/2018 giảm 21,4%. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, giá xuất bình quân đạt 7.766 USD/tấn, giảm 21,1% so với 5 tháng năm 2018.
 
Về chủng loại, tháng 4/2019, xuất khẩu hạt điều loại W320 đạt 14,5 nghìn tấn, trị giá 114 triệu USD, giảm 7,0% về lượng và giảm 26,1% trị giá so với tháng 4/2018. Trong khi đó, xuất khẩu hạt điều loại W180 và W210 tăng trưởng 294,8% và 188,4% , song lượng xuất khẩu đạt mức thấp 502 tấn và 402 tấn.
 
4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt điều loại W320 đạt gần 49,5 nghìn tấn với trị giá 407,47 triệu USD, giảm 5,2% về lượng và giảm 24,3% trị giá. Trong khi đó, xuất khẩu hạt điều laoij W240 đạt trên 18 nghìn tấn với trị giá 160,6 triệu USD, tăng 18,5% về lượng, nhưng giảm 2,5% về trị giá so với 4 tháng năm 2018.
 
Chủng loại hạt điều xuất khẩu tháng 4, 4 tháng năm 2019
(Lượng: Tấn; Trị giá: USD; Giá XKBQ: USD/tấn)
 
Mặc dù xuất khẩu hạt điều, nhưng Việt Nam cũng phải nhập khẩu với một lượng không nhỏ. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, 4 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu 284,6 nghìn tấn hạt điều, trị giá 482,08 triệu USD, tăng 7% về lượng nhưng giảm 19,7% trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Việt Nam nhập khẩu hạt điều chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, chiếm 58,99% thị phần đạt 167,9 nghìn tấn, trị giá 287,39 triệu USD, tăng 90,31% về lượng và 61,32% về trị giá so với cùng kỳ. Trong đó, Campuchia là thị trường có lượng nhập nhiều nhất 152,8 nghìn tấn, trị giá 261,41 triệu USD, tăng 88% về lượng và 60,2% trị giá so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 1710,77 USD/tấn, giảm 14,87%. Riêng tháng 4/2019 cũng đã nhập từ Campuchia 22,6 nghìn tấn hạt điều, trị giá 35,17 triệu USD, giảm 66,66% về lượng và 68,93% trị giá so với tháng 3/2019, giá nhập bình quân 1554,76 USD/tấn, giảm 6,81%.
 
Sau thị trường Campuchia, Việt Nam nhập khẩu 38,7 nghìn tấn hạt điều từ Bờ Biển Ngà, trị giá 76,8 triệu USD, tăng gấp hơn 2,6 lần (tương ứng 155,32%) về lượng và tăng 91% về trị giá so với cùng kỳ - đây cũng là thị trường có mức tăng vượt trội trong 4 tháng đầu năm nay. Tính riêng tháng 4/2019, Việt Nam cũng đã nhập từ Bờ Biển Ngà 8,37 nghìn tấn hạt điều, trị giá 15,45 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần (tương ứng 115,91%) về lượng và tăng 27,17% về trị giá so với tháng 3/2019, giá nhập bình quân giảm 41,1% chỉ có 1845,88 USD/tấn; nếu so sánh với tháng 4/2018 thì tăng gấp hơn 3 lần (tương ứng 295,14%) về lượng và gấp tới 3 lần về trị giá (tương ứng 199,49%).
 
Đáng chú ý, thị trường cung cấp hạt điều cho Việt Nam thời gian này có thêm các thị trường mới như: Ghana, Nigeria và Cộng hòa Tanzania với lượng nhập đạt lần lượt 26,3 nghìn tấn; 18,4 nghìn tấn và 180 tấn.
Không chỉ tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Bờ Biển Ngà, Việt Nam cũng tăng nhập từ Indonesia đạt 15,1 nghìn tấn, trị giá 25,9 triệu USD, tăng gấp hơn 2,1 lần (tương ứng 114,87%) về lượng và tăng 73,56% về trị giá so với cùng.
 
Cơ cấu thị trường cung cấp hạt điều cho Việt Nam 4 tháng năm 2019

 
Đại hội hạt và trái cây khô thế giới do Hội đồng hạt quả khô quốc tế (INC) tổ chức 3 ngày, từ 23 – 25/5/2019 tại Mỹ. Đây là sự kiện thường niên quan trọng và thu hút rất nhiều đại biểu quốc tế tham gia, cũng như sự quan tâm chờ đón thông tin, bàn luận về các thông tin được công bố của INC của nhiều người, nhiều ngành ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có ngành Điều Việt Nam.
 
Tại Đại hội rất nhiều nhưng con số do INC công bố được nhiều người quan tâm bàn luận nhất là: Lượng điều thô năm 2019 của thế giới khoảng 4.036.000 tấn, cao hơn năm 2018 khoảng 428.000 tấn.
• Có người lo lắng vì với sự gia tăng này, giá của cả Nhân và Thô có thể tiếp tục giảm; ngành điều có thể sẽ tiếp tục khó khăn (?!).
 
• Tuy nhiên, phần đông đã đón nhận số liệu này rất bình tĩnh và có phần an tâm. Theo họ thì: Con số hơn 4.000.000 tấn điều thô đến giờ này vẫn là “Ẩn Số” vì:
 
+ INC dự tính sản lượng vụ mùa 2019 khoảng 3.666.000 tấn, cao hơn 2018 khoảng 148.000 tấn. Như vậy, sản lượng sản xuất năm nay không có sự tăng đột biến. Lượng điều thô dự kiến cung cấp cho thị trường chênh lệch chủ yếu là do lượng tồn kho; Có tới khoảng 250.000 tấn của Tanzania chưa ai biết chắc bao giờ bán ra, bán với giá nào. Đặc biệt là chất lượng thế nào sau trên dưới 1 năm chất trong kho?
 
+ Mặc dù tin rằng: INC có các chuyên gia giỏi thu thập, tính toán và dự báo nhưng hàng trăm tấn điều thô trong bảng thống kê của Indonesia và các nước Đông Phi còn vài tháng nữa mới đến vụ thu hoạch; không ai có thể nói trước rằng: Từ nay đến đó liệu có tác động lớn nào khiến sản lượng của các nước này thay đổi không?
 
+ Sản lượng Điều thô dù có tăng nhưng chất lượng lại giảm, do đó lượng nhân có được sau chế biến biến động không lớn; nhưng mức độ cũng khó có thể đo lường do chất lượng giảm không đồng đều.
• Thực tế từ đầu vụ chế biến đến nay cho thấy một số điểm quan trọng cần lưu ý:
 
+ Chất lượng nguyên liệu nhập khẩu không ổn định, có việc trộn vụ cũ vào vụ mới (Có khi lên tới 30%); do đó sẽ tổn thất lớn do ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nhân nếu ko kiểm soát chất lượng nhập khẩu. Doanh nghiệp cần cẩn trọng, kiểm soát chất lượng điều thô nhập khẩu; các cơ quan giám định kiển tra việc trộn hàng, áp dụng quy trình kiểm tra bóc vỏ lua 100% để xác định lỗi, hư hỏng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp.
 
+ Chế biến, cung ứng nhân điều có thời điểm thiếu hụt cục bộ do giá tốt, lượng mua tăng. Mặt khác, nguyên liệu về chậm do thời gian vận chuyển đường biển tăng (nhiều trường hợp lên tới 2 tháng thay vì 1.5 tháng như trước đây).
 
+ Mặc dù nguyên liệu không thiếu nhưng cần cẩn trọng trong bán nhân khi chưa có đầy đủ nguyên liệu trong kho dẫn đến tình trạng ko đủ hàng đảm bảo hợp đồng.
 
Nguồn: VITIC/Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Hiệp hội Điều Việt Nam
 
Hương Nguyễn - VINANET.
Trở lại      In      Số lần xem: 478

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD