Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33464849
Tháng 10/2019, xuất khẩu phân bón lượng giảm nhưng kim ngạch tăng trưởng
Thứ ba, 03-12-2019 | 08:13:16

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 10/2019 Việt Nam đã xuất khẩu 88,57 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 29,66 triệu USD, giảm 5,1% về lượng nhưng tăng 1,5% về trị giá so với tháng 9/2019. Tính chung, từ đầu năm đến hết tháng 10/2019 đã xuất khẩu 707,43 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 229,43 triệu USD, giảm 5,0% về lượng và giảm 6,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

 

Phân bón của Việt Nam đã góp mặt tại hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Campuchia là thị trường chủ lực, chiếm 37,44% tổng lượng phân bón xuất khẩu, đạt 264,89 nghìn tấn, trị giá 94,59 triệu USD, giảm 15,98% về lượng và giảm 14,71% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, giá xuất bình quân 357,1 USD/tấn, tăng 1,51% so với 10 tháng năm 2018. Riêng tháng 10/2019, Việt Nam cũng đã xuất sang Campuchia 57,50 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 19,01 triệu USD, tăng 85,8% về lượng và 65,37% trị giá, giá bình quân giảm 10,99% so với tháng 9/2019, so sánh với tháng 10/2018 tăng gấp 2,1 lần về lượng (tức tăng 106,2%) và tăng 86,48% về trị giá, giá xuất bình quân giảm 9,56%.
 
Thị trường xuất nhiều đứng thứ hai là Malaysia đạt 58,07 nghìn tấn, trị giá 11,35 triệu USD, giảm 40,56% về lượng và giảm 44,45% trị giá so với cùng kỳ 2018. Giá xuất bình quân giảm 6,55% chỉ với 195,45 USD/tấn. Riêng tháng 10/2019 cũng đã xuất sang Malasyia 1,86 nghìn tấn, trị giá 579,64 nghìn USD, tăng gấp 4,4 lần về lượng (tức tăng 343,1%) và gấp 4,2 lần về trị giá (tức tăng 323,67%), giá xuất bình quân giảm 4,38% so với tháng 9/2019, so với tháng 10/2018 giảm 61,94% về lượng và giảm 57,66% về trị giá, giá xuất bình quân tăng 11,25%.
 
Kế đến là thị trường Lào, Hàn Quốc, Mozambique, Myanmar, Thái Lan, Nhật Bản…
 
Đáng chú ý, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu phân bón 10 tháng đầu năm nay có thêm hai thị trường là Mozambique và Myanmar với lượng xuất đạt lần lượt 22,35 nghìn tấn; 25,92 nghìn tấn, với giá xuất bình quân tương ứng 349,94 USD/tấn và 359,14 USD/tấn.
 
Nhìn chung, lượng phân bón xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2019 sang các thị trường hầu hết đều suy giảm, trong đó xuất sang thị trường Angola giảm nhiều nhất 95,55% và giảm 89,61% về trị giá, giá xuất bình quân đạt 1167,41 USD/tấn, tăng gấp 2,3 lần (tức tăng 133,48%) so với cùng kỳ năm 2018.
 
Bên cạnh đó, xuất sang thị trường Philippines cũng giảm mạnh 80% về lượng và 81,39% trị giá, giá bình quân giảm 5,19% tương ứng với 8,49 nghìn tấn, 2,71 triệu USD với đơn giá bình quân 319,06 USD/tấn.
Ở chiều ngược lại, xuất sang Thái Lan tăng mạnh vượt trội, tăng 59,95% về lượng và 68,57% về trị giá, đạt 17,89 nghìn tấn, trị giá 5,64 triệu USD, giá xuất bình quân tăng 5,39% so với cùng kỳ 2018 đạt 315,44 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu phân bón 10 tháng năm 2019

Thị trường

10 tháng năm 2019

So sánh với cùng kỳ năm 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Campuchia

264.896

94.594.536

-15,98

-14,71

Malaysia

58.071

11.350.238

-40,56

-44,45

Lào

46.226

17.500.705

42,07

37,99

Hàn Quốc

31.314

7.477.376

7,16

-9,68

Thái Lan

17.894

5.644.524

59,95

68,57

Nhật Bản

9.947

4.233.995

18,19

46,28

Philippines

8.499

2.711.670

-80,37

-81,39

Đài Loan

2.782

839.217

-3,57

1,76

Angola

71

82.886

-95,55

-89,61

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)

 Nguồn: VITIC

Hương Nguyễn - VINANET

Trở lại      In      Số lần xem: 418

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD