Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  31
 Số lượt truy cập :  34092972
Thị trường phân bón quý I/2015 và dự báo quý II
Thứ tư, 22-04-2015 | 08:00:26

I.                   DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

1.                  Diễn biến giá phân bón thế giới 

 

Tháng 3, giá phân bón trên thị trường thế giới giảm nhẹ ở cả hai chủng loại phân Urê và DAP, ở mức lần lượt 295,5 USD/tấn, FOB Đông Âu và 439,50 USD/Tấn, FOB, Vịnh Mỹ. Do nguồn cung dồi dào, nhiều hợp đồng phân bón được ký giao hàng đến tận tháng 6/2015 và kể từ đầu năm 2015 chính sách thuế mới của Trung Quốc về xuất khẩu phân bón có hiệu lực tạo điều kiện cho các nước nhập khẩu phân bón.

Tại Biển Đen, giá Urê giao ngay trong tháng 2 giảm 6,95% so với tháng trước, còn ở mức 297,00 USD/Tấn và giảm 13,69% so với cùng kỳ năm 2014. Giá DAP giao ngay tại Vịnh Mỹ tăng 0,21% so với tháng 1 đạt 485,25 USD/tấn nhưng giảm 1,10% so với cùng kỳ năm trước.

 

Đồ thị 1: Diễn biến giá phân bón trên thị trường thế giới – ĐVT: USD/Tấn

Nguồn:www.indexmundi.com

 

Như vậy, giá phân bón trên thị trường thế giới trong Quý I/2015 với xu hướng giảm, giá trung bình cho từng chủng loại cụ thể, Urê 322,88 USD/Tấn, giảm 4,3% và DAP giá 484,38 USD/tấn, tăng 1,7% so với Quí I/2014.

Tại thị trường Trung Quốc, giá DAP xuất khẩu vẫn đạt ở mức 470-480 USD/tấn, FOB Trung Quốc giao hàng tháng 4 (đối với DAP 18-46 và 11-52 tùy theo khối lượng).

Mức giá này sẽ vẫn được giữ đối với một số doanh nghiệp đầu tư dài hạn khi mà mức giá gần 480 USD/tấn, CFR Ấn Độ vẫn đang có hiệu lực. Tuy nhiên, đối với thị trường Mỹ Latinh, mức giá FOB này vẫn còn quá cao.

Chỉ số giá phân bón trong tháng 2 hiện là 99,50 điểm, giảm 3,11% so với tháng 1/2015(102,70 điểm) và giảm 4,48% so với cùng kỳ năm trước (104,17 điểm).

 

 Đồ thị 2: Diễn biến chỉ số giá phân bón

Nguồn: http://ycharts.com/indicators/fertilizers_index_world_bank

 

2.                  Giá trong nước

Dù nhu cầu tiêu thụ phân bón trên thị trường tăng do các địa phương vùng ĐBSCL bước vào vụ sản xuất hè thu 2015, cùng với việc điều chỉnh giảm, tăng giá xăng dầu nhưng giá phân bón trên thị trường không có hiện tượng sốt giá. Ngược lại tháng 3/2015, giá phân bón lại có xu hướng giảm nhẹ, giảm 200 đ, phân Urê và DAP còn ở mức lần lượt 8.000 đ/kg và 14.000 đ/kg.

Như vậy, Quý I/2015, thị trường phân bón với xu hướng giá ổn định. Nguyên nhân do nguồn cung dồi dào (đặc biệt phân Urê chịu tác động tiêu cực do nguồn cung gia tăng đến từ Nhà máy Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc, trong khi đó, cung-cầu của thị trường phân lân và kali tương đối cân bằng) cùng với đó sự cạnh tranh về giá giữa nhiều loại phân bón nội địa và nhập khẩu.

 

Đồ thị  3: Diễn biến phân bón – ĐVT: đồng/kg

 Nguồn: www.vinanet.com.vn

 

Bảng 1: Giá một số chủng loại phân bón (Đại lý cấp 1 tại Tp. Cần Thơ)

Chủng loại

Đơn giá

Urê Phú Mỹ và Đạm Cà Mau

379.000 – 382.000 đ/bao

Urê BO Hóa Nông (loại hạt xanh, nhuyễn)

530.000 đồng/bao

Urê Trung Quốc

380.000 đồng/bao

Urê Cilic Hóa Nông

485.000 đồng/bao

Urê TE Hóa Nông

575.000 đồng/bao

phân DAP Trung Quốc, DAP Mỹ và nhiều loại DAP nội địa (như DAP Đình Vũ)

530.000- 610.000 đồng/bao

NPK 20-20-15 Thuận Hưng

530.000-540.000 đồng/bao

NPK 20-20-15 Nguồn Sinh Thái và NPK 20-20-15 Việt Quang

590.000-610.000 đồng/bao

NPK 20-20-15 Hóa Nông loại TE

710.000 đồng/bao

phân NPK chuyên dùng phục vụ cho rau màu và cây ăn trái của các thương hiệu như: Đầu Trâu, YARA, Hóa Nông

từ 286.000- 710.000 đồng/bao

Nguồn: www.vinanet.com.vn   

 

II.               CUNG – CẦU

1.                 Cung

1.1.           Thế giới

 

Tháng 12/2014, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức ban hành biểu thuế mới xuất khẩu phân bón trong năm 2015, bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2015. Theo đó mức thuế xuất khẩu Urê của Trung Quốc năm 2015 ở mức 80 NDT/tấn và DAP ở mức 100 NDT/tấn. Mức thuế đối với các loại phân gốc phốt – phát, phân bón tổng hợp và gốc kali được dự kiến là: 5% đối với các loại NP, TSP & SSP; 30% đối với các loại phân NPK; MOP & SOP là 600 NDT/tấn (tương đương 97 USD).

 

Với chính sách thuế mới cho xuất khẩu phân bón của Trung Quốc, cho thấy Trung Quốc đang tạo điều kiện cho xuất khẩu phân bón, điều này sẽ là thuận lợi cho các nước nhập khẩu nhưng sẽ tạo sự cạnh tranh lớn cho các nước xuất khẩu.

 

Muntajat đã ký một hợp đồng với Pepfert Group (Seinsuwan) chính thức cung cấp phân Urê hạt đục. Theo đó mỗi năm, 200.000-250.000 tấn Urê hạt đục sẽ được vận chuyển từ Qatar đến Thái Lan, lô hàng đầu tiên sẽ được giao bắt đầu từ tháng 5 năm 2015. Hợp đồng này có hiệu lực trong hai năm.

 

Trước đó, Yara cũng đã ký hợp đồng cung cấp 300.000 – 450.000 tấn Urê hạt đục cho Thái Lan vào tháng Giêng, có hiệu lực trong một năm.

Trong đợt đóng thầu ngày 16/3, Đài Loan đã trúng thầu 5.000 – 6.000 tấn Urê hạt trong và thời gian giao hàng vào tháng 4/2015.

 

Tại Indonesia, đợt đấu giá bán 30.000 tấn Urê hạt đục với thời gian giao hàng vào giữa tháng 4 từ cảng Bontang đã thu hút được 10 hồ sơ dự thầu, và tất cả đều đặt ở mức giá thấp. Swiss Singapore đứng đầu với mức giá là 272 USD/tấn FOB, tiếp theo là Indagro với 268,00 USD/tấn, kế đó Ameropa là 265,25 USD/tấn và Brio là 263,00USD/tấn. Với kết quả này nhiều khả năng sẽ hủy thầu.

 

Dây chuyền sản xuất phân bón phốt pho-kali, công suất 100.000 tấn/năm và xây dựng kho hàng dự trữ lên tới 1500 tấn đã được ủy quyền cho Công ty PhosAgro của Nga – một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về phân bón và các khoáng chất phốt pho ngày 18/2/2015 tại khu vực Volkhov, thành phố Leningrad.

 

Đây là một trong những phần quan trọng của Chiến lược phát triển đến năm 2020 của PhosAgro với sự tham gia của các trường Đại học Tài nguyên khoáng sản quốc gia (Đại học Mỏ) tại Saint Petersburg. Công nghệ tiên tiến, thiết bị kiểm soát và quản lý các hệ thống tự động được sử dụng tại nhà máy đều đáp ứng các yêu cầu, quy định  nghiêm ngặt về môi trường. Các loại phân bón được sản xuất bao gồm phốt pho, canxi, lưu huỳnh.

 

Theo Thống đốc khu vực Leningrad, Alexander Drozdenka, dự án đầu tư này được hỗ trợ bởi chính quyền địa phương và tạo ra việc làm mới cho Volkhov, tăng tiền thuế và bổ sung vào ngân sách các cấp, đồng thời cung ứng vật tư nông nghiệp cho sản xuất trong nước và có thể thay thế nguồn phân bón trong nước phải nhập khẩu.

 

Giám đốc điều hành PhosAgro, Andrey Guryev cho rằng đây là dự án có tầm quan trọng chiến lược trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và mở rộng phạm vi cho cả hai thị trường Nga và nước ngoài.

 

Một qui trình mới trong sản xuất phân đạm đã đi vào hoạt động tại Khu liên hợp Hunganam tại tỉnh Nam Hamgyong của CHDCND Triều Tiên. Phân bón, phân Urê là một hợp chất được sản xuất thông qua quá trình khí hóa than và một số loại nguyên tố vi lượng như zolite, kali và silic có nhiều tại đất nước này. Những chất này rất tốt cho các loại cây trồng và nâng cao trong việc cải thiện đất axit hóa.

 

1.2.           Trong nước

 

Theo số liệu thống kê từ TCTK, sản lượng phân Urê sản xuất trong 2 tháng 2015 đạt 415,6 nghìn tấn, tăng 10,4% và phân hỗn hợp NPK đạt 325,3 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước.

 

Tháng 2/2015, Việt Nam đã xuất khẩu 27,1 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 10 triệu USD, giảm 54,8% về lượng và giảm 56,7% về trị giá so với tháng 1/2015. Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2 lượng phân bón xuất khẩu là 86,9 nghìn tấn, trị giá 33 triệu USD, giảm 43,4% về lượng và giảm 38,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

 

Việt Nam xuất khẩu phân bón sang 8 thị trường trên thế giới, trong đó Campuchia là thị trường chính, chiếm 32%, kế đến là Hàn Quốc chiếm 23%, Philippin chiếm 18%, Malaixia 15% và các nước khác bao gồm: Thái Lan, Lào, Nhật Bản Đài Loan.., chiếm 12%.

 

Đồ thị 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân bón 2 tháng 2015

Nguồn: www.Vinanet.com.vn

 

2.                  Cầu

2.1.           Thế giới

Chính phủ Pakistan dự kiến sẽ nhập 300.000 – 350.000 tấn Urê để đáp ứng sự thiếu hụt loại phân bón này cho mùa Kharif. 80.000 tấn Urê của Sabic đang được cung cấp trong tháng 3 cũng như sau đó là dưới sự tài trợ của Saudi.

 

La Filipina (Philippines) đã mua 18.000 tấn Urê hạt trong của Trung Quốc, được chia thành các lô hàng nhỏ với trọng tải 6.000 tấn với giá 300 USD/tấn, CFR và sẽ được bốc tại ba cảng Bacolod, Ilo và Davao. Và 6.000 tấn urê hạt đục đã được mua với giá khoảng 310 USD/tấn CFR. Cước vận chuyển từ Trung Quốc khoảng 26-27 USD/tấn, suy ra giá trừ các chi phí lần lượt là 273-274 USD/tấn FOB với urê hạt trong và giá 283-284 USD/tấn FOB với urê hạt đục.

 

Thái Lan mua nhiều Urê hạt đục của UAE. Sak Siam đã mua 20.000 tấn Urê hạt đục với giá 293 USD/tấn CFR, hàng sẽ được giao đến vào tháng 4. Hiện thị trường Thái Lan vẫn chậm chạp. Các lô hàng này được giao theo kế hoạch của hợp đồng với UAE.

 

Năm 2014, Na Uy là quốc gia lớn nhất nhập khẩu phân bón NPK của Trung Quốc, với 1.108.000 triệu tấn, nhưng giảm 17,8% (0,24 triệu tấn) so với năm 2013. Liên bang Nga, Na Uy, Bỉ và Romania là những nước nhập khẩu NKP chủ yếu từ Trung Quốc, bốn quốc gia này chiếm tới 88% tổng lượng phân bón nhập khẩu.

 

Năm 2014, Trung Quốc đã xuất khẩu 13.610.000 tấn Urê, tăng 64,7% ( đây là mức lập kỷ lục mới) so với năm 2013, giá trung bình là 294 USD/tấn, FOB, giảm 6,6% so với năm trước. Urê được xuất chủ yếu sang các nước như Ấn Độ, Mỹ, Mexico, Hàn Quốc và Bangladesh với khối lượng tương ứng là 5,2 triệu tấn; 1,28 triệu tấn, 0,8 triệu tấn, 0,5 triệu tấn và 0,5 triệu tấn, chiếm lần lượt 38,2%; 9,4%; 6,0%, 4,1% và 3,7%.

 

2.2.           Trong nước

Nhập khẩu

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 2/2015 cả nước đã nhập khẩu 224,4 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 71,5 triệu USD, giảm 34,3% về lượng và giảm 32,1% về trị giá so với tháng 1/2015, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 566 nghìn tấn, trị giá 177 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 15,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trong hai tháng đầu năm, phân Kali nhập về nhiều nhất, chiếm 38%; kế đến là SA 31%, DAP 23%, NPK 7% và Urê nhập về ít nhất, chỉ chiếm 1%.

Đối với mặt hàng phân đạm Sunfat thì có mức tăng đột biến, tới 33 lần về lượng so cùng kỳ và gần một nửa lượng phân bón nhập từ Trung Quốc.

 

Đồ thị 5: Cơ cấu chủng loại phân bón nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2015

Nguồn: www.vinanet.com.vn

 

Trung Quốc là nguồn cung chính phân bón cho Việt Nam, chiếm tới 58% thị phần, đứng thứ hai là thị trường Nga chiếm 25%, Nhật Bản 8%, các nước khác bao gồm: Hàn Quốc, Bỉ, Đài Loan, Hoa Kỳ… chiếm 9%.

 

Đồ thị 6: Cơ cấu thị trường nhập khẩu phân bón 2 tháng 2015

Nguồn: www.vinanet.com.vn

 

III.             DỰ BÁO

Nguồn cung

Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu phân DAP lớn, chiếm gần 1/3 tổng lượng phân DAP trên thế giới. Quốc gia này chủ yếu xuất khẩu sang Ấn Độ, bằng nhiều con đường, thông qua thương lái, hoặc sang các thị trường Đông Nam Á khác, đặc biệt là Việt Nam và Thái Lan.

Dự án xây dựng một nhà máy sản xuất amoniac lớn trên thế giới phía bắc Dakota được thiết lập, đầu tư tới 3 tỷ USD với công suất 2.400 tấn.

Các chuyên gia tại Ceresana dự đoán tiêu thụ phân bón hàng năm sẽ tăng 1,5% từ nay cho đến năm 2021. Các nhà nghiên cứu thống kê kỳ vọng vào sự tăng trưởng của doanh thu trong lĩnh vực này. Từ 4,2 tỷ Euro trong năm 2013, dự đoán lên tới 5,5 tỷ Euro vào năm 2018 tại Đức. Tại Mỹ, dự đoán tốc độ doanh thu trong lĩnh vực phân bón phosphate lên tới 12,3 tỷ USD trong năm 2018 và phân bón nitơ, doanh thu có thể lên tới 10.250.000.000 USD.

 

Nhu cầu

Trung Quốc – thị trường tiêu thụ phân bón lớn trên thế giới, chiếm tới 1/3 tổng lượng tiêu thụ toàn cầu . Tuy nhiên, trong tương lai, việc sản xuất phân bón tại đây có xu hướng chậm lại khi quốc gia này đang phải đối mặt với những thách thức khi vừa phải đảm bảo sản lượng phân bón, vừa phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Tại Mỹ, do dân số và nhu cầu sử dụng phân bón sinh học tăng dẫn đến khối lượng sử dụng phân bón ước tính tăng lên 185.000.000.000 USD từ nay tới năm 2019.

Các chuyên gia tại Ceresana dự đoán tiêu thụ phân bón hàng năm sẽ tăng 1,5% từ nay cho đến năm 2021. Những nhà nghiên cứu thống kê kỳ vọng vào sự tăng trưởng của doanh thu trong lĩnh vực này. Từ 4,2 tỷ Euro trong năm 2013, dự đoán lên tới 5,5 tỷ Euro vào năm 2018 tại Đức. Còn ở Mỹ, dự đoán doanh thu trong lĩnh vực sản xuất phân phosphate lên tới 12,3 tỷ USD trong năm 2018 và phân nitơ, doanh thu có thể đạt tới 10.250.000.000 USD.

 

Giá

Quý II/2015, thị trường phân bón thế giới sẽ còn diễn biến phức tạp do bị tác động bởi giá lương thực và giá dầu mỏ tiếp tục giảm trong thời quan qua.

Giá Urê thế giới trong tương lai sẽ tiếp tục trong xu hướng giảm, bởi những năm gần đây, nền nông nghiệp đang có sự chuyển dịch, từ chỗ chỉ dùng Urê chuyển sang dùng nhiều loại phân bón khác nhau.

Tại Việt Nam, theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), khi giá điện được điều chỉnh tăng lên 7,5% kể từ ngày 16/3, thì chi phí sản xuất phân bón sẽ tăng từ 0,3% đến 1,5%. Quyết định tăng giá điện cũng như một số khó khăn, vướng mắc còn tồn tại như quy định về miễn thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón đang khiến các doanh nghiệp ngành phân bón - hóa chất phải chịu tăng chi phí sản xuất và bị đội giá thành sản phẩm.

Mặc dù giá phân bón trên thị trường thế giới thời gian tới dự báo giảm, nhưng trong nước với những nguyên nhân nêu trên, khả năng giá sẽ không giảm thấp. Tuy nhiên điều này cũng không đồng nghĩa với việc sẽ xảy ra hiện tượng sốt giá.

 

Nguồn: Vinanet.com.vn

 

Trở lại      In      Số lần xem: 2489

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD