Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  31
 Số lượt truy cập :  33458286

Thứ hai, 18-06-2018 | 10:20:25

Các thử nghiệm mới liên quan đến phương pháp khai thác CO2 được gọi là thu CO2 trực tiếp cho thấy chi phí “rút” CO2 từ khí quyển thấp hơn mức ước tính của các nhà khoa học.Các thử nghiệm và phân tích chi phí mới nhất được thực hiện bởi Carbon Engineering, một công ty của Canada đang cố gắng thương mại hóa công nghệ khai thác CO2. Theo nghiên cứu, việc khử 1 tấn CO2 khỏi không khí ở bất cứ đâu có thể tiêu tốn từ 94 - 232 USD tùy thuộc vào sự kết hợp của các phương pháp hiện có.

Chủ nhật, 17-06-2018 | 08:04:49

Năm 2016, Bộ NN-PTNT đã có văn bản chỉ đạo về việc giảm lượng giống gieo sạ tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Điều này xuất phát từ thực tế là nông dân ở các tỉnh, TP phía Nam vẫn còn sử dụng lượng giống gieo sạ quá lớn trong sản xuất lúa. Riêng ở ĐBSCL, lượng giống sử dụng phổ biến ở mức 120 - 150kg/ha. Có những nơi, nông dân sử dụng tới 200kg/ha. Trong khi đó, các nghiên cứu khoa học cho thấy, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong sản xuất lúa, chỉ cần sử dụng từ 80 - 100kg lúa giống/ha.

Thứ bảy, 16-06-2018 | 06:45:31

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Sinh thái Nước ngọt và Thủy sản Nội địa Leibniz (IGB) đã thành công trong việc chứng minh thực nghiệm rằng sự đa dạng di truyền giúp cho quần thể có khả năng kháng bệnh tốt hơn.Tại sao các loài động vật và thực vật trên toàn thế giới lại có các biến thể di truyền khác nhau trong các loài cụ thể của chúng, mặc dù điều đó được cho là do nhóm gen "thích nghi” để tồn tại?

Thứ sáu, 15-06-2018 | 08:13:39

Ngoại trừ các nước châu Á, không một quốc gia nào sản xuất nhiều gạo như Brazil. Quốc gia này là nhà sản xuất gạo lớn thứ 9 trên thế giới với sản lượng trung bình hàng năm gần 15 triệu tấn. Sản xuất lúa gạo ở Brazil là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Nó sử dụng hàng trăm ngàn nhân công lao động, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Vì tầm quan trọng của canh tác lúa ở Brazil, các nhà nghiên cứu không ngừng nghiên cứu cải tiến các giống lúa trồng tại quốc gia này.

 

Thứ năm, 14-06-2018 | 06:44:39

Trong vai trò diễn giả đầu tiên trình bày tại hội thảo "Giúp nông dân làm kinh tế nông nghiệp", ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn Cầu (GIBC), đã phác thảo bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng trong sự đóng góp cho phát triển kinh tế.

Thứ tư, 13-06-2018 | 08:08:31

Cùng với quá trình hội nhập, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kinh tế số - nơi mà tác động công nghệ có thể lan đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong đó có công nghệ “chuỗi khối”- Blockchain.Không khó để nhận ra sự háo hức của rất nhiều gương mặt trong hàng nghìn người cùng chen nhau để có được một suất vào cửa ở hội thảo Blockchain Festival diễn ra tại TPHCM ngày 24/5/2018.

Thứ ba, 12-06-2018 | 07:59:08

Ngày 28/06/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 10/2017/TT-BKHCN, quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ. Chắc chắn, các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia này sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý tốt hơn các thông tin - dữ liệu có liên quan tới khoa học và công nghệ và góp phần vào việc cải thiện năng lực chính phủ điện tử ở Việt Nam.

 

Thứ hai, 11-06-2018 | 10:54:10

Xã hội quan tâm đến việc sử dụng các công nghệ sửa đổi di truyền và chỉnh sửa bộ gen để có thể tạo ra những ảnh hưởng đáng kể, cũng như làm sao để các công nghệ này được kiểm soát bởi các nhà chức trách và nằm trong khuôn khổ tiến bộ công nghệ. Trong một bài đánh giá được công bố trên tạp chí Dairy Science của Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển thảo luận về các ứng dụng tiềm năng về sửa đổi gen và chỉnh sửa bộ gen của gia súc để sản xuất lương thực, xem xét cả chương trình nhân giống và các khía cạnh đạo đức của nó.

Chủ nhật, 10-06-2018 | 06:45:47

Để tạo ra một tế bào nhân tạo, các nhà khoa học thường sử dụng hai phương pháp tiếp cận: một là: tái cấu trúc phần mềm hệ gen của một tế bào sống; hai là: tập trung vào phần cứng của tế bào, xây dựng ngay từ lúc ban đầu các cấu trúc đơn giản giống tế bào, có khả năng bắt chước chức năng của tế bào sống. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất thường gặp trong phương pháp thứ hai là khả năng bắt chước các phản ứng hóa học và sinh học phức tạp cần thiết để tế bào có thể thực hiện các hành vi phức tạp.

Thứ bảy, 09-06-2018 | 08:24:17

Năm ngoái, Indonesia đã vượt qua Thái Lan và trở thành nước thứ ba (sau Malaysia và Singapore) có số lượng công bố quốc tế cao nhất tại Đông Nam Á. Riêng trong năm 2016, số lượng công bố quốc tế của Indonesia là 11,470, gấp nhiều hơn hai lần so với Việt Nam – là nước đang xếp thứ năm trong khu vực. Điều này tạo ra hi vọng rằng quốc gia này có thể đuổi kịp các nước phát triển khác.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD