Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  45
 Số lượt truy cập :  33845867

Thứ tư, 31-01-2024 | 07:56:23

Thực vật thường tạo ra một cộng đồng các vi sinh vật cư trú trong rễ, điều này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng lành mạnh và phát triển của thực vật. Mặc dù quá trình tuyển chọn các vi sinh vật này được quyết định bởi một hoặc nhiều yếu tố, nhưng vẫn chưa rõ liệu biến dị di truyền ở cây ký chủ có vai trò gì hay không. Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois Urbana-Champaign đã khảo sát tỉ mỉ vấn đề này và công việc nghiên cứu của họ có thể giúp cải thiện năng suất nông nghiệp.

Thứ ba, 30-01-2024 | 08:15:41

Có lẽ bạn không nghĩ nhiều về rễ cây – xét cho cùng thì chúng ẩn dưới lòng đất. Tuy nhiên, chúng đang liên tục thay đổi hình dạng của thế giới . Quá trình này xảy ra trong khu vườn của bạn, nơi thực vật sử dụng các cơ chế vô hình để phát triển không ngừng. Khoảng 15 năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các gen ở đầu rễ (hay chính xác hơn là mức độ protein được tạo ra từ một số gen) dường như đang dao động.

 

Thứ hai, 29-01-2024 | 08:18:15

Lúa (Oryza sativa) là lương thực chính của nhiều người, nhưng sản xuất lúa gạo bị thách thức bởi biến đổi khí hậu, điều này đòi hỏi cần cải thiện các đặc điểm năng suất như số lượng bông trên một đơn vị diện tích (PNpM2). Nghiên cứu gần đây đã tập trung vào việc sử dụng khả năng quan sát của máy tính và AI để định lượng PNpM2, với các phương pháp tiếp cận sâu chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm quy mô nhỏ.

Chủ nhật, 28-01-2024 | 05:53:16

Bệnh qua mạch dẫn gây héo rủ cây do nấm Fusarium oxysporum là đe dọa chính đối với nhiều loài cây trồng. Tính kháng di truyền khá hiếm và khả năng khắc phục không thể được bởi sự xuất hiện của những nòi địa lý mới (races). Muốn xác định tính kháng di truyền bền vững và tính kháng “non-race-specific” (có tính chất chuyên biệt nòi địa lý)  đối với bệnh “Fusarium wilt”, tác giả thiết kế thí nghiệm xác định các chủ đích của “effector” trong cây cà chua mà nơi ấy trung gian tính nhạy cảm với nấm gây bệnh. Tác giả sử dụng “SIX8” là effector protein - một thành tố độc tính quan trọng và bảo thủ hiện diện trong nhiều mẫu phân lập (isolates) của nấm F. oxysporum.

Thứ sáu, 26-01-2024 | 07:20:00

Nghiên cứu ảnh hưởng của kali, kẽm, bo đến năng suất lúa trên một số loại đất chính của vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã và sông Cửu Long được thực hiện tại Thái Bình, Thanh Hóa, Sóc Trăng và Long An trong 2 năm (2020 - 2021). Các thí nghiệm đồng ruộng chính quy đã được triển khai gồm: phân kali (MOP-KCl), phân kali phối trộn với Zn, B (K_Boozter), kẽm sunfat (ZnSO4 .7H2O), borax (Na2B4O7 .10H2O).

Thứ năm, 25-01-2024 | 08:07:13

Cây sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) là cây có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Lâm Đồng [2]. Từ năm 2008-2019, diện tích trồng sầu riêng tăng từ 17.500ha lên 58.580,7 ha. Sản lượng sầu riêng cũng tăng mạnh từ 93.000 tấn lên hơn 478.600 tấn [3], tập trung tại các tỉnh phía Nam, trong đó Tiền Giang (13.810,1 ha), Vĩnh Long (3.276,4 ha), Bến Tre (2.494,0 ha), Lâm Đồng (10.089,9 ha), Đắk Lắk (8.967 ha) và Đồng Nai (10.807,5 ha).

Thứ ba, 23-01-2024 | 08:12:19

Cà phê là cây công nghiệp quan trọng ở Việt Nam được xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Brazil. Tuy nhiên theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, mặc dù tháng 5 năm 2015 sản xuất cà phê đạt 1.600.000 tấn thu về 2.6 tỷ đô la Mỹ nhưng thực chất đã bị sụt giảm 20% sản lượng tương đương với sụt giảm giá trị kim nghạch xuất khẩu 13 % so với 2014. Thiệt hại gây ra chủ yếu bởi nấm bệnh Fusarium oxysporum và tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne sp. khiến cây bị vàng lá thối rễ (VL-TR) mất năng suất

Thứ hai, 22-01-2024 | 07:50:57

Một nghiên cứu bởi giáo sư Menachem Moshelion từ Khoa Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường Robert H. Smith, trường Đại học Hebrew, cùng với tiến sỹ Yael Grunwald và tiến sỹ Adi Yaara cho biết mối quan hệ phức tạp giữa ánh sáng các điều kiện, đặc biệt là tỷ lệ Ánh sáng xanh (BL), Ánh sáng đỏ (RL) và độ dẫn thủy lực của lá (Kleaf) ở các khu vực tán khác nhau đã được làm rõ.

Thứ bảy, 20-01-2024 | 07:16:11

Sản lượng lúa (Oryza sativa L.) bị đa dọa bởi sự ấm lên toàn cầu kết hợp với nhiệt độ cực đoan, sự dễ nhiễm của cây lúa với nhiệt độ nóng khác biệt nhau khi stress nóng xảy ra giữa ngày và đêm. Tuy nhiên, người ta ít hiểu biết về cơ chế phân tử này. Người ta chứng minh rằng có hai proteins gắn kết với RNA giàu glycine, đó là OsGRP3 OsGRP162, chúng rất cần cho cây lúa chống chịu nóng, đặc biệt là ban đêm. Sự biểu hiện có tính chất nhịp nhàng (rhythmic) của OsGRP3/OsGRP162 đạt đỉnh vào giữa đêm, và vào những thời điểm trùng hợp này, sự biểu hiện tăng lên bởi stress nóng.

Thứ sáu, 19-01-2024 | 08:43:10

Chất diệp lục đóng vai trò then chốt trong quá trình quang hợp, đó là lý do tại sao thực vật đã tiến hóa có hàm lượng chất diệp lục cao trong lá. Tuy nhiên, việc tạo ra sắc tố này rất tốn kém vì thực vật đầu tư một phần đáng kể lượng nitơ sẵn có vào cả chất diệp lục và các protein đặc biệt liên kết nó. Kết quả là nitơ không có sẵn cho các quá trình khác. Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã giảm lượng chất diệp lục trong lá để xem liệu cây có đầu tư lượng nitơ tiết kiệm được vào một quy trình khác có thể cải thiện chất lượng dinh dưỡng hay không.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD