Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  33464367
Tổng quan thị trường sữa và nhập khẩu 8 tháng năm 2018
Thứ sáu, 21-09-2018 | 07:57:42

Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm trong tháng 8/2018 tiếp tục đà tăng trưởng, New Zealand thị trường chủ lực cung cấp cho Việt Nam. Tại thị trường nội địa giá sữa kể từ ngày 1/8/2018 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tăng giá trong phạm vi 5%.

 

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 8/2018 Việt Nam đã phải chi 88,6 triệu USD nhập khẩu sữa và sản phẩm, tăng 16,1% so với tháng 7/2018 – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp, nâng kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm 8 tháng 2018 lên 670,8 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ 2017.
 
Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm chủ yếu từ thị trường New Zealand, chiếm 33,1% tỷ trọng đạt 222,3 triệu USD, tăng 47,27% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 8/2018 kim ngạch nhập khẩu sữa từ thị trường này đạt 24 triệu USD, tăng 30,46% so với tháng 7/2018 và tăng 10,55% so với tháng 8/2017.
 
Thị trường cung cấp nhiều cho Việt Nam đứng thứ hai là Đông Nam Á, chiếm 22,7% tỷ trọng đạt 152,8 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tốc độ nhập từ thị trường này giảm nhẹ 6,08%. Riêng tháng 8/2018 kim ngạch đạt 22,5 triệu USD, tăng 45,47% so với tháng 7/2018 nhưng giảm 6,7% so với tháng 8/2017.
 
Kế đến là các nước EU, chiếm 18,4% tỷ trọng đạt 124 triệu USD giảm 19,76% so với cùng kỳ, riêng tháng 8/2018 đạt 16 triệu USD, giảm 0,05% so với tháng 7/2018 và giảm 31,76% so với tháng 8/2017.
 
Tiếp theo là các nước Singapore, Mỹ, Đức, Thái Lan… Nhìn chung, 8 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu sữa từ các thị trường đều suy giảm kim ngạch, chiếm 58,8% trong đó giảm nhiều nhất là Ireland 43,18% tương ứng với 10,8 triệu USD, tính riêng tháng 8/2018 kim ngạch nhập từ thị trường này giảm 48,1% so với tháng 7/2018 chỉ với trên 1 triệu USD và giảm 20,55% so với tháng 8/2017.
 
Thị trường với kim ngạch tăng trưởng chỉ chiếm 41,1%, trong đó những thị trường có tốc độ tăng mạnh phải kể đến: Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
 
Cơ cấu 10 thị trường chủ lực nhập khẩu sữa và sản phẩm 8T/2018

 
Tại thị trường nội địa, kể từ ngày 1/1/2018 hàng ngàn dòng thuế từ Liên minh Kinh tế Á-Âu, ASEAN điều chỉnh về 0%, thị trường sữa trong nước ổn định trong suốt quý 1/2018. Bước sang quý 2/2018 thị trường đã có sự điều chỉnh giá từ các công ty kinh doanh, tuy nhiên mức giá vẫn thuộc sự giám sát và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
 
Cụ thể, từ ngày 1/5/2018 Nestle công bố tăng giá sữa trong phạm vi 5% đối với 11 sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em – đây là lần thứ hai Nestle Việt Nam tăng giá đối với dòng sản phẩm này kể từ khi quy định giá trần được dỡ bỏ (31/3/2017) và Bộ Công Thương có thông tư hướng dẫn việc đăng ký giá, kê khai giá các mặt hàng sữa và sản phẩm (Thông tư 08/2017, có hiệu lực từ 10/8/2017). Trước đó, vào cuối tháng 10/2017, Nestle Việt Nam đã tăng giá dưới 5% đối với 7 sản phẩm là các loại bột ăn dặm như Nestle Cerelac yến mạch măng tây; Nestle Cerelac cá và rau xanh… dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
 
Ngày 1/8/2018 hàng loạt sữa bột trẻ em Optimum Gold 1, Optimum Gold 2, Optimum Gold 3 và Optimum Gold 4 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tăng giá mỗi sản phẩm từ 10.000 đồng đến khoảng 20.000 đồng/hộp thiếc, mức tăng giá sữa trong phạm vi 5%.
 
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có sản phẩm mới bổ sung thêm vi chất (HMO, IQ...) bán ra trên thị trường như Công ty TNHH Friesland Campina, Công ty TNHH dinh dưỡng 3A Việt Nam, Công ty TNHH Nestle Việt Nam... So sánh với những sản phẩm tương quan trên thị trường, những sản phẩm này có mức tăng từ 3-7%.
 
Nguyên nhân tăng, theo giải thích của các doanh nghiệp trong ngành sữa bởi chi phí sản xuất đầu vào tăng (giá nguyên liệu thế giới tăng 12-20%, giá ngoại tệ, giá xăng dầu tăng….). Cùng với đó, một thời gian dài (gần 3 năm) thực hiện chương trình Bình ổn giá của Chính phủ, giá sữa của các doanh nghiệp ổn định hoặc giảm giá tùy từng chủng loại gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp….

 

Hương Nguyễn - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 938

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD