Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  30
 Số lượt truy cập :  33450839
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM KỶ NIỆM 90 NĂM THÀNH LẬP
Chủ nhật, 20-12-2015 | 12:12:00

Ngày 02/04/1925 cơ sở Nghiên cứu Khoa học Nông Lâm nghiệp đầu tiên cho 3 nước Đông Dương được thành lập, lấy tên là Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương, tiền thân của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam ngày nay.

 

Trải qua 90 năm xây dựng và phát triển, thế hệ các nhà khoa học, cán bộ viên chức của Viện đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn, góp phần đáng kể trong việc đưa nền sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, ngang tầm khu vực với nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị đứng trong nhóm đầu của khu vực và thế giới.

 

Từ khi được thành lập nhiều nhà khoa học người Pháp, người Việt, Lào, Campuchia đã cùng làm việc tại đây, các công trình nghiên cứu đầu tiên tập trung vào việc mô tả vị trí địa lý các vùng sản xuất nông nghiệp ở Đông Dương, phân loại đất, chuyên khảo về đất đỏ và đất Bazan ở Đông Dương, phân loại các loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo tồn các loại cây trồng bản địa.

 

Các nghiên cứu về phân loại côn trùng và bệnh hại trên các loại cây trồng cũng đã được quan tâm, cho đến nay sau gần một thế kỷ những bộ tiêu bản về côn trùng, bộ tiêu bản về thực vật, bộ tiêu bản đất xây dựng khi đó vẫn được lưu trữ và giữ nguyên giá trị tham khảo.

 

Trong giai đoạn Nam – Bắc 2 miền chia cắt, Viện mang tên là Viện Khảo cứu Nông nghiệp trực thuộc Bộ Canh nông, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Ngoài trụ sở chính ở Sài Gòn, Viện còn thành lập 16 Trung tâm, Trại nghiên cứu về trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh rãi khắp các tỉnh từ Thừa Thiên Huế tới ĐBSCL.

 

Trong thời gian này, một số kết quả nghiên cứu nổi bật được ghi nhận như nghiên cứu khử phèn cho ruộng lúa ở Đức Hòa – Long An, lập bản đồ chi tiết cho 100.000 ha đất canh tác. Hợp tác với Hàn Quốc, Đài Loan, IRRI thử nghiệm các giống rau, hoa quả, mía, bắp và lúa. Các giống lúa IR5, IR8 (Thần Nông 5, Thần Nông 8) được thử nghiệm đưa vào sản xuất trong giai đoạn này.

 

Sau ngày miền Nam hoàn toàn Giải phóng (30/4/1975) đất nước thống nhất, tiếp quản từ Viện Khảo cứu Nông nghiệp, Viện đã nhiều lần đổi tên và bổ sung chức năng nhiệm vụ như: Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Đông Nam Bộ (1977), Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (1981), Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam (1990), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (1998).

 

Vào thời điểm đó Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là Viện nghiên cứu Nông nghiệp đa ngành duy nhất ở Việt Nam. Từ ngày 10/12/2009 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chính thức trở thành 1 trong 18 đơn vị thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS).

 

Sau 40 năm đất nước đã có những thay đổi hết sức to lớn, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc nhiều mặt hàng lúa gạo, cà phê, điều, tiêu, thủy sản đã trở thành những hàng hóa xuất khẩu đứng trong nhóm đầu của thế giới. Ở các tỉnh phía Nam, nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn được hình thành, góp phần vào thành tựu to lớn này có phần đóng góp đáng kể của thế hệ các nhà khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

 

Những thành tựu nổi bật trong thời kỳ này gồm:

  • Về giống cây trồng: Các giống lúa IR50404, Jasmin85, VND95-19, VND95-20, DTM126. Các giống lúa cạn LC227, LC408 cho các tỉnh Tây Nguyên. Các giống bắp VN98.1, V118, MN-1. Các giống đậu đỗ, lạc HL25, V87-13, HL89E3. Các giống khoai tây PO3, TK96-1. Giống dâu tây Langbiang2,… Giống cà chua ghép sạch bệnh.
  •  
  • Về Bảo vệ thực vật: Những nghiên cứu cơ bản về rầy nâu, bệnh đạo ôn đã góp phần quan trọng trong việc chặn đứng dịch rầy nâu, đạo ôn ở vựa lúa phía Nam trong những năm 1977-1980.
  •  
  • Những nghiên cứu khoa học cơ bản về đất phèn Đồng Tháp Mười, đất dốc ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đất cát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và đất lúa nước Đồng bằng sông Cửu Long với rất nhiều các tiến bộ kỹ thuật về bón phân, tưới nước, hệ thống canh tác đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng, khai thác duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất.
  •  
  • Về lĩnh vực chăn nuôi: Lần đầu tiên 2 giống lợn được nhân thuần và công nhận giống quốc gia là Yorkshire Việt Nam và Thuộc nhiêu.

Viện cũng đã nghiên cứu thành công và chuyển giao vào sản xuất “Dòng lợn nái tổng hợp giữa 2 nhóm giống Landrace và Yorkshire làm nái  nền trong sản xuất lợn thương phẩm” và “Dòng lợn đực giống cuối cùng được lai giữa 2 nhóm giống Pietrain và Duroc”. Những tiến bộ kỹ thuật này đã được sử dụng rộng rãi để sản xuất lợn lai thương phẩm, góp phần cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn khu vực phía Nam. Các giống gà thịt thả vườn BT2 do Viện chọn tạo thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ, năng suất tăng tiêu tốn thức ăn giảm.

 

Việc xây dựng ngân hàng dữ liệu về thành phần dinh dưỡng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn là cơ sở để xây dựng quy trình chăn nuôi tiên tiến. Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng, Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn là một trong những nơi cung cấp con giống tốt, quy trình chăn nuôi tiên tiến là cơ sở để phát triển đàn bò thịt, bò sữa ở các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí Minh.

  • Tập trung nghiên cứu những cây trồng có giá trị xuất khẩu:
  • Cây Sắn đã được Viện đầu tư nghiên cứu từ những năm 80, trong suốt 30 năm nghiên cứu chọn tạo Viện đã có nhiều giống sắn cao sản có hàm lượng tinh bột cao như KM94, KM98-1, HL-S10, HL-S11 (năng suất 40-50 tấn; tỷ lệ bột 28%), các giống sắn cao sản này được trồng rộng rãi khắp toàn quốc chiếm tới 90% diện tích, năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD.
  •  
  • Cây Điều: Viện đã được Bộ NN & PTNT cho phép thành lập 01 Trung tâm nghiên cứu riêng về cây điều với nhiều đề tài, dự án được đầu tư trọng điểm, đến nay các giống điều tốt như PN1, AB29, AB05-08 cùng các quy trình nhân giống, ghép chồi, ghép cải tạo vườn điều, quy trình thâm canh cải tạo vườn điều, đã đưa năng suất điều bình quân cả nước lên 1,3 tấn/ha. 9 năm liền Việt Nam là nước xuất khẩu nhân hạt điều lớn nhất thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt hơn 2 tỷ USD.
  •  
  • Cây hồ tiêu: Đã được đề cập nghiên cứu từ thời Pháp thuộc, một số nhà khoa học đã nhận định vùng Vịnh Thái Lan (Campot, Hà Tiên) không đủ khả năng sản xuất tiêu phục vụ thị trường toàn cầu nên đã đề xuất phát triển ở những vùng có lợi thế hơn về khí hậu và đất đai phì nhiêu màu mỡ hơn (Đất đỏ Bazan) từ đó họ cho rằng Đông Dương có thể sản xuất và xuất khẩu tiêu cho toàn thế giới, những dự đoán đó đến nay hoàn toàn đúng. Các nghiên cứu của Viện về sau này như đánh giá các giống tiêu, quy trình trồng, chăm sóc chế biến, quy trình phòng trừ sâu bệnh hại tiêu là làm cơ sở, nền tảng cho ngành hàng sản xuất hồ tiêu hiện nay với kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD.
  • Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp tại địa phương: Trong toàn bộ hoạt động nghiên cứu của mình, Viện luôn lấy việc ứng dụng kết quả và sản xuất phục vụ nông dân là mục tiêu cao nhất. Trung tâm Chuyển giao TBKT của Viện thành lập cách đây hơn 30 năm luôn là cầu nối giữa các nhà khoa học với địa phương và nông dân. Dự án sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa thành công và đang được mở trộng trong những năm tới là một trong những điểm sáng của Viện trong việc chuyển giao TBKT cho bộ đội biên giới hải đảo của Tổ quốc.
  • Về đào tạo và hợp tác quốc tế:
  • Đào tạo: Ngoài nghiên cứu khoa học Viện đã đào tạo được 33 tiến sỹ, nhiều nhà khoa học đã được phong hàm GS, PGS.
  •  
  • Hợp tác quốc tế: Trong suốt 40 năm qua Viện đã thực hiện 56 dự án hợp tác quốc trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi trân trọng và ghi nhận những dự án HTQT này đã góp phần hết sức quan trọng trong việc tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của Viện.
  • Các phần thưởng cao quý: Trong suốt 90 năm qua với những đóng góp toàn diện cho phát triển nông nghiệp ở phía Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý (Huân chương độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, của Bộ Nông nghiệp & PTNT,…) các nhà khoa học của Viện đã đạt nhiều giải thưởng khoa học có giá trị, giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN, giải thưởng nhà nước về KHCN, giải thưởng Vifotec và nhiều phần thưởng cao quý khác.

ĐINH HƯỚNG ƯU TIÊN, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2020

 

MỤC TIÊU TỔNG THỂ: Cung cấp kịp thời luận cứ khoa học và giải pháp công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa góp phần cải thiện đời sống người nông dân và xây dựng nông thôn mới.

 

Để thực hiện mục tiêu này các vấn đề sau sẽ được quan tâm:

  1. Công tác chọn lọc giống mới vẫn là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là các giống thích ứng với biến đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh, dễ trồng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường
  2. Xác định các cây trồng chủ lực và thế mạnh của viện để tập trung đầu tư nghiên cứu, phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, ưu tiên nghiên cứu các công đoạn mang lại hiệu quả cao trong chuỗi giá trị.
  3. Nghiên cứu cơ sở khoa học và mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái và hệ thống nông nghiệp của các vùng ven đô thị.
  4. Nghiên cứu giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và các giải pháp thích ứng

Để thực hiện các nội dung trên Viện sẽ tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

  1. Sắp xếp lại hệ thống nghiên cứu trên cơ sở cân đối nguồn lực tại chỗ và lĩnh vực ưu tiên của Viện, hình thành các nhóm chuyên gia trong những lĩnh vực quan trọng nhằm tập hợp tốt nhất nguồn lực trong và ngoài Viện.
  2. Coi con người là yếu tố quan trọng nhất vì vậy cần ưu tiên thỏa đáng cho việc hình thành đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong một số lĩnh vực cùng với đó là hệ thống quản lý phù hợp theo hướng trọng dụng nhân tài.
  3. Đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ gắn khoa học với doanh nghiệp theo hướng đặt hàng và tư vấn chuyên gia. Tăng cường liên kết khoa học – chuyên gia – sản xuất.
  4. Quốc tế hóa các hoạt động nghiên cứu để tiếp cận công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ so với khu vực và thế giới.

Trong 90 năm xây dựng và phát triển, các nhà khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam qua các thế hệ đã viết lên những trang sử rất đáng tự hào, thành tựu của ngành nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày nay ở các tỉnh phía Nam in đậm dấu ấn của nhiều nhà khoa học thuộc Viện. Chúng ta những thế hệ bước tiếp, nguyện lấy vinh quang của thế hệ cha anh làm điểm tựa để phát triển, chúng ta tự hào về Viện song chúng ta cũng thấy trách nhiệm lớn lao trước dân tộc, trước nhân dân và các thế hệ đi trước.

 

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống của Viện, chúng tôi xin thay mặt các thế hệ viên chức của Viện chân thành cảm ơn sự quan, tâm chăm lo đối với hoạt động của viện trong suốt thời gian qua của Đảng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các bộ ngành liên quan khác, cảm ơn sự ủng hộ của địa phương, doanh nghiệp và đặc biệt những người nông dân Việt Nam cần cù sáng tạo đã hiện thực hóa và nhân rộng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Xin cảm ơn các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ, giúp đỡ Viện trong suốt thời gian qua. Cảm ơn các cơ quan truyền thông báo chí, đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã đồng hành cùng chúng tôi trên mỗi chặng đường xây dựng và phát triển. Xin cảm ơn Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, các vị lãnh đạo bộ ngành địa phương, các ngài Đại sứ, các tổ chức quốc tế. Sự hiện diện của quý vị là nguồn động viên to lớn, là sự khích lệ mạnh mẽ đối với mỗi chúng tôi trong chặng đường sắp tới.

 

                                                                                                        VIỆN TRUỞNG – Trần Thanh Hùng

Trở lại      In      Số lần xem: 3037

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD