Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33327315
Xu hướng đổi mới sáng tạo xanh tại các nước đang phát triển
Thứ hai, 26-11-2018 | 07:53:09

Đổi mới sáng tạo xanh là một hướng tiếp cận để thúc đẩy phát triển ở các nước mới nổi và đang phát triển.Việc triển khai đổi mới sáng tạo xanh ở các nước mới nổi và đang phát triển sẽ là một động lực mạnh mẽ để mở rộng thị trường và phát triển kinh tế bền vững. Hiện nay có các cơ chế mới rất đa dạng để thúc đẩy sự phổ biến các sáng tạo này cho các nước đang phát triển. Thị trường và mạng lưới tri thức có khả năng sẽ đóng một vai trò chủ chốt trong việc chuyển giao này, ví dụ các cơ chế hợp tác sáng tạo trong sở hữu trí tuệ (chẳng hạn như chuyển giao bằng sáng chế) sẽ cho phép mở rộng các nghiên cứu, phát triển và áp dụng công nghệ xanh ở các khu vực đang phát triển và đã phát triển giống nhau.


Trong khi nhiều cuộc thảo luận chính sách quốc tế đã tập trung chủ yếu vào việc điều chỉnh việc quản lý Quyền Sở hữu trí tuệ - SHTT (ví dụ sự suy yếu trong bảo vệ SHTT cho các công nghệ xanh quan trọng), đối với việc áp dụng công nghệ thì khả năng tiếp thu hạn chế của các nước tiếp nhận thường là trở ngại lớn hơn so với giá cả.

Các NC&PT về chuyển giao và thích nghi công nghệ nhằm xây dựng năng lực địa phương có hiệu quả khuyến khích sử dụng các phát minh về môi trường hơn là các biện pháp hoàn toàn dựa trên sáng chế. Những sáng kiến chuyển giao công nghệ này nhằm mục đích khuyến khích phổ biến và ứng dụng công nghệ bằng cách cho phép tiếp cận các kiến thức, về mặt kỹ năng sáng tạo, ví dụ như thông qua giáo dục và đào tạo (chuyển giao công nghệ vô hình) và tài trợ để trang trải chi phí cho việc áp dụng toàn bộ (hoặc một phần) công nghệ có trong các thiết bị nhập khẩu.

Bên cạnh đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nhượng quyền và thương mại quốc tế được tài trợ bởi các chính phủ dưới hình thức hỗ trợ phát triển đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ cũng như xây dựng năng lực cho các sáng tạo xanh, về mặt hỗ trợ cho cả chương trình nghị sự và thiết lập ưu tiên và cho cả hoạt động và thực hiện.

Phương thức khuyến khích Đổi mới sáng tạo xanh mới

Nhìn chung, một loạt những chính sách hỗ trợ cho các sáng tạo mới có cả 2 mặt: mặt cung ứng các yếu tố “sức đẩy công nghệ” để làm giảm chi phí sáng tạo ra tri thức trước khi thương mại hóa, và mặt nhu cầu các yếu tố “sức kéo thị trường” nâng cao lợi nhuận ròng từ bán hàng sau khi thương mại hóa. Việc khuyến khích những đổi mới phù hợp sẽ đòi hỏi sử dụng nhiều ưu đãi mà ảnh hưởng đến việc đầu tư cả về chi phi lẫn doanh thu.

Công nghệ mới có thể được tạo ra và thương mại hóa một cách đơn giản hơn, ngay cả ở những nước mà khả năng công nghệ chỉ ở mức trung bình, miễn là có sự hợp tác của các doanh nghiệp có khả năng công nghệ phù hợp, lý tưởng nhất là được hỗ trợ bởi hệ thống giáo dục chất lượng cao sẽ mang đến chi phí lợi ích hỗ trợ công đủ lớn để đảm bảo chi phí cho các nguồn lực công khan hiếm theo các cách sử dụng luân phiên. Điều này có thể đạt được bằng cách lợi dụng sự không đồng nhất về năng lực của các đơn vị và tư nhân, cùng với sự tham gia các quá trình đối thoại công - tư giữa các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn và các đơn vị nhà nước trong bất cứ lĩnh vực nào và thiết lập các khu vực thành thị/nông thôn ở mỗi nước.

Hiện nay, Đổi mới sáng tạo xanh (và không xanh) mới phụ thuộc đáng kể vào các hỗ trợ NC&PT, tập trung chủ yếu ở các nước có thu nhập cao và một số nước đang phát triển có công nghệ tiên tiến hơn, trong đó hầu hết các nước đang phát triển chỉ có chút ít sáng kiến như đã được lưu lại trong dữ liệu cấp bằng sáng chế. Vì vậy, ở hầu hết các nước đang phát triển, có vẻ như vai trò của các hỗ trợ NC&PT đối với các sáng kiến mới có nhiều hạn chế hơn.

Ngược lại với việc cung cấp sức đẩy của các tài trợ cho NC&PT từ Chính phủ, bằng sáng chế ban đầu được coi như một cơ chế tự lựa chọn nhu cầu sức kéo phi tập trung, cho phép những ai tin rằng mình là người có khả năng nhất để thành công sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực của mình để đạt “giải thưởng” của một giai đoạn độc quyền, mà trong thời gian đó họ có thể thiết lập giá sản phẩm, với đền bù là tiết lộ toàn bộ kiến thức của các nhà nghiên cứu khác. Trong thực tế, nguồn viện trợ công đáng kể của các NC&PT đối với cả các đơn vị công và tư nhân, thường đi kèm với các nguồn lực tự có của các nhà nghiên cứu, hướng tới sự phát triển của các ý tưởng có khả năng cấp bằng sáng chế. Bằng sáng chế có thể là một tín hiệu hữu ích cho tài chính cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề lớn với hệ thống cấp bằng sáng chế là xuất hiện sự sai lạc và không công bằng trong việc hỗ trợ nghiên cứu, cụ thể là bằng cách tính giá độc quyền, và cách sử dụng không hiệu quả các kiến thức mới bị giới hạn. Các nhà nghiên cứu cũng phải đối mặt với nguy cơ bị kiện tụng. Hơn nữa, mặc dù các khuyến khích đổi mới rất mạnh mẽ trong hệ thống cấp bằng sáng chế, chúng vẫn bị sai lạc bởi vì có những biện pháp khuyến khích tham gia vào các nghiên cứu đổi mới xung quanh các sáng chế đã có và sử dụng các nguồn lực theo cách kéo dài tuổi thọ của các bằng sáng chế. Ngoài ra còn có những biến dạng thị trường khác ví dụ như các quảng cáo và tiếp thị - được thiết kế để giảm độ co giãn của nhu cầu thị trường sản phẩm nhằm tăng giá bán và lợi nhuận - thì lại là nguồn phung phí lớn của xã hội.

Khi các ý tưởng có thể thương mại hóa mới đã tiến triển tới giai đoạn chứng minh có tính khả thi, dù có hoặc không được bảo vệ bởi một hoặc nhiều bằng sáng chế, thì có đủ tài chính để phát triển công nghệ trong giai đoạn đầu (ESTD). Phạm vi của các tùy chọn tài chính ESTD bao gồm cả tài nguyên công cộng và tư nhân, trong đó các nguồn lực tư nhân trong giai đoạn đầu này thường bị hạn chế trong phạm vi bạn bè và gia đình, các thiên thần - người xuất vốn (là các cá nhân giàu có, thường là các doanh nhân thành công đã về hưu, cung cấp vốn và tư vấn để khởi nghiệp), vốn mạo hiểm (VC), các công ty cổ phần tư nhân (ở các giai đoạn sau), và các công ty tư nhân (người tài trợ cho các ý tưởng phát triển trong nhóm và có được các công ty khởi nghiệp còn non trẻ); các nguồn tài chính rẻ hơn ví dụ như ngân hàng, thường không có sẵn cho hầu hết các liên doanh trong giai đoạn đầu vì chúng quá nhỏ hoặc quá non trẻ để đủ điều kiện cho các khoản vay truyền thống. Các nhà đầu tư thiên thần và VC kiếm tiền thông qua việc thoát hiểm thành công dựa trên một dòng thỏa thuận đầy đủ, với các sự kiện thanh khoản đặc trưng là một vụ mua lại hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trên thị trường chứng khoán trong nước hoặc quốc tế. Nếu thị trường IPO là yếu, không đủ để đưa các công ty ra công chúng thì mô hình kinh doanh VC đang bị đe dọa. Thách thức đối đầu với hầu hết các nước đang phát triển trong khu vực này là nguồn vốn dựa vào thị trường, hình thức bình thường của nền tài chính mà cấu trúc và giá của mỗi giao dịch trên giá trị của nó đòi hỏi thị trường tài chính sâu được củng cố bằng các khung pháp lý và quy chế, cùng với các cơ chế giám sát và thi hành dựa trên các tiết lộ chính thức mở rộng và tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp. Đây không phải là lĩnh vực mà các can thiệp công - ví dụ như khởi sự một nền công nghiệp VC mới bắt đầu - thành công ở mức trung bình - đó là lý do tại sao các khuyến nghị đối với hầu hết các chính phủ là nên tập trung vào “đặt bàn” hơn là “nấu ăn” bằng sự đảm bảo rằng các các nền tảng cơ bản được đặt dưới quy định của luật pháp, thực thi hợp đồng, và có tính xác thực rộng rãi trong các khuôn khổ pháp lý và quy định (Lerner 2009).

Cung cấp hỗ trợ sức đẩy công nghệ toàn cầu cho cán cân thanh toán và các công nghệ bị quên lãng

Các nước có khả năng công nghệ yếu kém và không có lợi thế cạnh trạnh trong tạo ra các công nghệ mới thì không nên cống hiến nguồn lực công quan trọng cho mục tiêu này. Tuy nhiên, do tính toàn cầu của các lợi ích từ sáng kiến xanh, việc sử dụng năng lực nhà nước ổn định và lâu dài vào NC&PT cần được tăng và chuyển vào các chương trình tạo điều kiện cho sự phát triển và áp dụng công nghệ trong bối cảnh đất nước đang phát triển.

Quỹ giải thưởng là một trong những cơ chế sức kéo nhu cầu, để thúc đẩy công nghệ ở mức toàn cầu cho các nhu cầu của các quốc gia có khả năng công nghệ thấp hơn, và cho cán cân thanh toán (BoP) và các nhu cầu bị bỏ quên. Thông thường, một giải thưởng được công bố trước sẽ được trao cho bất cứ ai có sáng tạo đáp ứng các mục tiêu đã định, Quỹ giải thưởng thích hợp nhất khi các đối tượng đã được xác định rõ nhưng các công nghệ vẫn chưa được biết. Các nhà nghiên cứu chỉ có được sự đảm bảo trở lại, trên nguyên tắc là nếu nghiên cứu thành công trước các đối thủ thì có nhiều khả năng hơn để thu xếp thời gian và trang trải các chi phí cho các nguồn lực khác,. Các giải thưởng có thể được thiết kế để thanh toán chỉ khi kết quả cụ thể được đưa ra. Độ lớn và số lượng giải thưởng có thể điều chỉnh bởi tính mới lạ và mức độ đóng góp của sáng kiến. Giống như các bằng sáng chế cũng là một hình thức của giải thưởng, đây là các giải thưởng chung hơn được phân cấp và tự lựa chọn. Tuy nhiên, một khi các giải thưởng đã được trao, các kiến thức đã được phát triển sẽ được sử dụng miễn phí, phổ biến rộng rãi và sử dụng bởi mọi đối tượng. Một giải thưởng có tỷ lệ làm các phần thưởng tỉ lệ thuận với các tác động đo được của bất kỳ sáng tạo thành công nào, cung cấp các ưu đãi cho các lĩnh vực công cộng và tư nhân để gạo ra các bằng chứng về kết quả của sáng kiến đó, đo được bằng mức độ ứng dụng và cải thiện sản phẩm - mặc dù chi phí kiểm toán và thẩm tra có thể tương đối cao. Lý tưởng nhất là quá trình trao giải nên yêu cầu tiết lộ thông tin về sáng kiến, để sau đó nó có thể được phổ biến rộng rãi. Những quỹ giải thưởng như vậy rất thích hợp cho việc khuyến khích các đổi mới sáng tạo xanh triệt để hơn có khả năng được bồi dưỡng không phải thông qua tiếp cận NC&PT theo cách truyền thống mà thông qua những cách tư duy sáng tạo mới bao gồm đồng sáng tạo và hợp tác thiết kế bởi các nhà khoa học, kỹ sư, doanh nhân, các nhà sản xuất và người sử dụng từ các quy tắc khác.

Cam kết trước thị trường (AMC) là một cơ chế cầu kéo khác bổ sung cho các giải thưởng. Các AMC thích hợp nhất khi các đặc điểm chính của công nghệ mong muốn được biết đến và có thể quy định rõ trong hợp đồng. Bằng AMC hoặc bảo lãnh mua hàng, các tổ chức quốc tế tài trợ, chính phủ và/hoặc cơ sở tư nhân thực hiện một cam kết trong hợp đồng ràng buộc pháp lý ở một mức giá định trước để mua một số lượng nhất định sản phẩm đủ điều kiện khi sản phẩm đó xuất hiện trên thị trường, mà không phải người thắng có quyền yêu cầu tất cả. Theo đề xuất của Barder, Kremer và Williams (2006), AMC có thể được phân chia: ví dụ, một quốc gia có thu nhập thấp có thể cam kết một phần của giá mua và các nhà tài trợ có thể tạo nên sự khác biệt. Các hợp đồng cũng có thể bao gồm các quy định yêu cầu các nhà sản xuất để cấp giấy phép công nghệ của họ sau khi số lượng thỏa thuận ở trên đã được mua, hoặc để bán các đơn vị khác nữa với giá thấp.

Trong thí điểm thế giới thực đầu tiên của cơ chế này, một nhóm các Chính phủ và tổ chức tư nhân trong năm 2007 cam kết dành 1,5 tỷ USD cho vắc xin Phế cầu AMC. Loại vắc xin phế cầu này được chọn vì nó có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, là loại vắc xin đã phát triển phù hợp cho các nước đang phát triển và AMC có thể đẩy nhanh tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường. Mặc dù từ trước đến nay các AMC được áp dụng để cung cấp giá cả phải chăng cho dịch vụ y tế ở các nước có thu nhập thấp, cách tiếp cận này có thể được áp dụng theo cách tương tự để kích thích sự sáng tạo và tiếp cận rộng rãi tới các giải pháp xanh có giá cả phù hợp, ví dụ như một loại cây lương thực chủ lực bổ sung dinh dưỡng hoặc công nghệ lưu trữ được cải thiện trong bối cảnh khan hiếm đất và nước, biến đổi khí hậu và giảm sản lượng mùa màng.

Những kết nối quốc tế cho sáng tạo xanh

Các khía cạnh quốc tế của sáng tạo xanh

Tăng trưởng xanh và sáng tạo xanh có tính toàn cầu cũng như quốc gia. Thực tế là, đổi mới diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu hóa (dọc theo chuỗi giá trị toàn cầu), mặt khác, những ảnh hưởng từ bên ngoài của các yếu tố tiêu cực toàn cầu do biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường nên việc sáng tạo và phổ biến các sáng tạo xanh không phải là vấn đề của riêng một quốc gia hoặc khu vực duy nhất.

Sự phát triển và phổ biến các sáng kiến xanh ở cấp thế giới đòi hỏi sự hợp tác quốc tế trong một loạt các lĩnh vực chính sách, đặc biệt là các quy định về môi trường. Trong khi nhiều cuộc thảo luận vẫn tập trung vào các vấn đề như giảm phát thải toàn cầu, các biện pháp chính sách và thị trường để đạt được điều này, thì cần nhắc lại rằng đối với nhiều nước đang hội nhập và phát triển, chính sách tập trung ở các vấn đề phát triển kinh tế, ví dụ như nghèo đói, năng lượng, an ninh lương thực và tiếp cận nguồn nước. Trong nhiều trường hợp, điều này làm cho các nước đó bị phụ thuộc vào việc xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Công nghệ xanh có thể giúp những nước này đạt được mục tiêu phát triển trong khi vẫn giữ được trữ lượng và mức độ xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Gần gũi hơn với thị trường cho công nghệ xanh, hợp tác quốc tế là cần thiết cho việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu về công nghệ môi trường và năng lượng, các quy định về môi trường trong sản xuất công nghiệp, chính sách thương mại và các nhiệm vụ triển khai công nghệ. Ngày nay, ví dụ như, các nhà sản xuất bóng đèn tiết kiệm năng lượng phải đối mặt với những tiêu chuẩn khác nhau ở các thị trường khác nhau. Kết quả là tác động đến giá thành và sự tiếp nhận và phổ biến những sản phẩm tiết kiệm năng lượng như vậy. Về mặt cung ứng, các chiến lược hợp tác bao gồm: tích hợp và đồng hợp tác NC&PT trong mạng lưới quốc tế và cam kết tài trợ; phối hợp và hài hòa các ưu tiên và chương trình nghiên cứu; các sáng kiến chuyển giao công nghệ; giao lưu quốc tế về công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật trong đó có tính linh hoạt của các nhà nghiên cứu. Trong số nhiều lợi ích nhận thức được là: hiệu quả - chi phí thông qua việc chia sẻ chi phí và các nỗ lực giảm trùng lặp; phát triển khả năng tiếp nhận; và tích lũy kiến thức bổ sung bằng cách kết hợp những thế mạnh so sánh của các quốc gia khác nhau.

Tuy nhiên, khó khăn cũng có thể xảy ra đối với hợp tác quốc tế: thiếu tính liên tục của nguồn vốn tại thời điểm ngân sách bị hạn chế; các lợi ích và gánh nặng không cân xứng với nhau; thiếu sự tham gia do không có đủ ưu đãi cho từng quốc gia, chẳng hạn như cơ chế chuyển giao công nghệ không rõ ràng; thiếu tổng thể về hợp tác và tầm nhìn chiến lược; chồng chéo giữa các thỏa thuận và chương trình.

Do sự phức tạp của các thách thức, các chiến lược được bổ sung liên quan nhiều hơn đến lĩnh vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức từ thiện, và các bên liên quan khác trong việc ưu tiên và chuyển giao khoa học và các sáng kiến và việc sử dụng các cơ chế tài chính mới (ví dụ như chứng khoán hóa, chia sẻ rủi ro) để cung cấp ưu đãi cho các sáng kiến toàn cầu và địa phương.

Để phổ biến công nghệ xanh cho các nước đang phát triển, cần cân nhắc đến các hành động đa phương để giảm thiểu chi phí của các công nghệ xanh ở những nước này, ví dụ bằng cách thu hồi chi phí nhượng quyền, hay thậm chí mua lại bằng sáng chế đối với các công nghệ chủ chốt. Kinh nghiệm thu được trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như y tế, cho thấy điều này sẽ có tác dụng nếu được thiết kế tốt và có cả sự tham gia của khu vực tư nhân từ khi mới bắt đầu. Việc khuyến khích tất cả các quốc gia và doanh nghiệp xây dựng kiến thức thu được từ các nghiên cứu cơ bản thành một hệ thống bởi các viện nghiên cứu nhà nước cũng sẽ có tác dụng.
 
P.A.T - NASATI, theo https://www.innovationpolicyplatform.org
Trở lại      In      Số lần xem: 927

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD