Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33466394
Xuất khẩu gạo cần “hệ điều hành” mới
Thứ ba, 23-05-2017 | 08:20:26

Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ

 

Bộ Công Thương đang chủ trì phối hợp các bộ, ngành, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá thực tiễn 7 năm thi hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo để lấy ý kiến, trình ban hành Nghị định mới. Thay thế Nghị định 109 là cần thiết, nhưng vấn đề đặt ra là chỉ “chỉnh sửa” hay phải “làm mới” cho phù hợp yêu cầu, tình hình thực tế?

 

Một số quy định về kho chứa gạo không phù hợp cần được bãi bỏ

Điều kiện xuất khẩu gạo -“chiếc áo chật”!

Các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cần được nhìn nhận dưới góc độ: Tại sao cần? Quá trình thực hiện đã bộc lộ những bất cập gì cần thiết phải thay đổi? Bởi, nếu thiếu công cụ quản lý hiệu quả thì ngành kinh doanh nhạy cảm như xuất khẩu gạo dễ trở nên bát nháo, nhưng “bó” quá thì gây khó khăn cho doanh nghiệp, thương nhân, tác động tiêu cực trở lại.

 

Không thể phủ nhận, Nghị định 109 đã có những đóng góp tích cực, góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động xuất khẩu gạo và công tác điều hành xuất khẩu có trật tự, nâng cao năng lực thương nhân khi tham gia vào ngành kinh doanh quan trọng này của đất nước.

 

Một thời gian dài xuất khẩu gạo lộn xộn. Nghị định đã có tác dụng sàng lọc, loại bỏ các thương nhân không có thực lực, số lượng đầu mối xuất khẩu gạo ổn định khoảng 140-150 doanh nghiệp. Qua đó, định hướng thương nhân đầu tư lâu dài phục vụ xuất khẩu gạo. Theo số liệu thống kê, đến đầu năm 2016, tổng lượng kho chứa thóc, gạo của 143 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đạt trên 5,34 triệu tấn, tổng công suất bóc vỏ đạt 20.731 tấn thóc/giờ, năng lực xát trắng, đánh bóng đạt 25.360 tấn gạo/giờ; năng lực sấy đạt gần 10.915 tấn thóc/giờ; giải quyết cơ bản những bất cập tồn tại nhiều năm trong việc thu mua, tiêu thụ thóc gạo, sơ chế, chế biến kịp thời sản phẩm thóc, gạo cho người nông dân, giảm tổn thất sau thu hoạch, nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ràng buộc có tác dụng thúc đẩy các các thương nhân thực hiện trách nhiệm liên kết sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, tiêu thụ lúa gạo.

 

Thế nhưng, các điều kiện về kho bãi, vùng nguyên liệu, điều kiện hợp đồng… đã trở nên hình thức hoặc trở thành rào cản đối với thương nhân. Có điều kiện được xác lập, các hợp đồng được ký kết chỉ để thỏa điều kiện theo quy định; trong khi quy định về điều kiện bộc lộ nhiều bất cập.

 

Thứ nhất, cách tiếp cận để định ra các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo bị “chặt khúc” theo từng tác nhân là thương nhân chứ chưa dựa trên nền tảng mối quan hệ của chuỗi giá trị lúa gạo, mà xuất khẩu chỉ là đầu ra. Buộc doanh nghiệp phải gồng mình, đầu tư từ vùng nguyên liệu, năng lực chế biến, kho chứa đến xuất khẩu, không phát huy tính chuyên môn hóa theo thế mạnh của từng doanh nghiệp rồi liên kết lại.

 

Thực tế, có doanh nghiệp mạnh về tổ chức sản xuất, chế biến. Có doanh nghiệp mạnh về năng lực dịch vụ xuất khẩu, kinh doanh logistics. Họ có thể tập trung đầu tư theo từng công đoạn và hợp lực theo chuỗi liên kết. Một số doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gạo đặc sản, hữu cơ với số lượng nhỏ, nhu cầu và khả năng đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo còn hạn chế nên không đáp ứng điều kiện theo quy định như trường hợp Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May (Đồng Tháp), Công ty CP Thương mại và Sản xuất Viễn Phú (Cà Mau). Một số thương nhân chuyên kinh doanh thương mại, mặc dù có khách hàng, thị trường; nhưng không có năng lực tài chính, vốn hoặc đất đai và nguồn nhân lực cần thiết để đầu tư vận hành kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo theo quy định; do đó không đáp ứng đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận.

 

Thứ hai, các quy định về điều kiện dựa trên quy mô số lượng, chưa coi trọng giá trị và chất lượng. Nghị định số 109 buộc thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc và có ít nhất 1 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ. Trong khi doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ này thông qua hợp đồng mà không nhất thiết bỏ vốn đầu tư tốn kém và không hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp có thế mạnh chuyên ngành. Vị trí đặt các kho chứa hay cơ sở xay xát cũng bị “gò” theo ranh giới hành chính. Trong khi doanh nghiệp hoàn toàn có thể chọn lựa vị trí sinh lợi tốt nhất để đầu tư.

 

Ngoài ra, nhiều ý kiến đề nghị xem xét bãi bỏ các quy định như: Bắt buộc thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó; về đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo...

 

Rõ ràng, mặc dù có những đóng góp quan trọng, nhưng Nghị định 109 đang là “chiếc áo chật”, cần thay đổi.

Cần “hệ điều hành” mới

Khi những bất cập của chuỗi giá trị lúa gạo đã bộc lộ mang tính hệ thống, thì giải pháp phải được hoạch định trên cơ sở tư duy hệ thống, cách tiếp cận theo chuỗi và giải quyết tổng thể.

 

Cần cân đối hài hòa giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Xây dựng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là yêu cầu đặt ra từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa làm được. Nhà nước tham gia chuỗi giá trị lúa gạo với vai trò của một tác nhân quan trọng, hoạch định cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chỉ đạo sản xuất lúa, điều tiết thị trường, xuất khẩu gạo gắn với chiến lược an ninh lương thực quốc gia.

 

Điều kiện mới về kinh doanh xuất khẩu gạo cần bỏ các quy định bất cập như đã nêu trên. Các điều kiện “thô” về quy mô kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo, không khống chế địa bàn đầu tư xây dựng, mà cần tập trung các tiêu chí “mềm” như: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, điều kiện về an toàn thực phẩm, ưu tiên đầu tư theo hướng gạo sạch, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao... Thương nhân được xuất khẩu gạo không hạn chế về số lượng. Khi xuất khẩu chỉ cần thực hiện thông báo, thủ tục xuất khẩu thực hiện tại cơ quan hải quan để kiểm soát tối thiểu đầu ra. Cần bổ sung thêm các quy định cần thiết về liên kết xây dựng vùng nguyên liệu được tiếp cận theo chuỗi giá trị chứ không phải bằng các thủ tục hành chính, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu, công tác phát triển thị trường xuất khẩu, việc ký kết các thỏa thuận về thương mại gạo với các nước.

 

Đã đến lúc cần hành động cho việc nhận thức lại về ngôi vị “cường quốc xuất khẩu gạo”. Xuất gạo thô vốn có giá trị gia tăng rất thấp, trong khi nhiều quốc gia kém lợi thế hơn đang chọn con đường “sáng tạo” hơn là phát triển các ngành công nghiệp sau gạo. Cách thức lập trình “hệ điều hành mới” chắc chắn quan trọng hơn nhiều những điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được siết chặt hay nới lỏng hơn đối với thương nhân thời gian tới.
Trở lại      In      Số lần xem: 2572

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD