Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33460861
Xuất khẩu rau quả 8 tháng đầu năm giảm nhẹ
Chủ nhật, 06-10-2019 | 07:00:15

Tám tháng đầu năm 2019 xuất khẩu rau quả đạt gần 2,55 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2018.

 

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả sau khi sụt giảm liên tiếp trong 3 tháng gần đây (tháng 5/2019 giảm 23,1%, tháng 6/2019 giảm 21,8%, tháng 7/2019 giảm 11,8%), sang tháng 8/2019, xuất khẩu tăng trở lại 9,2% so với tháng 7/2019, đạt 269,92 triệu USD; tuy nhiên so với tháng 8/2018 thì vẫn giảm mạnh 25,6%.
 
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt gần 2,55 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2018.
 
Thị trường Trung Quốc chiếm tới 68,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, đạt 1,75 tỷ USD, sụt giảm trên 12% so với cùng kỳ năm 2018; riêng tháng 8/2019 xuất sang thị trường này tăng 10,8% so với tháng 7/2019 nhưng so với tháng 8/2018 thì giảm rất mạnh 41,4%.
 
Ngoài ra, rau quả của Việt Nam còn xuất khẩu sang một số thị trường với kim ngạch tương đối cao như: EU đạt 102,31 triệu USD, chiếm 4%, tăng mạnh 37,1%; riêng tháng 8/2019 xuất sang EU tăng 6,7% so với tháng 7/2019 nhưng tăng rất mạnh 54,7% so với cùng tháng năm 2018.
 
Tiếp sau đó là thị trường Mỹ tháng 8/2019 đạt 15,62 triệu USD, tăng 12,9% so với tháng 7/2019 và tăng 22% so với tháng 8/2018; nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 8 tháng đầu năm 2019 lên 99,57 triệu USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á giảm 4,1%, đạt 95,03 triệu USD, chiếm 3,7%; xuất sang Hàn Quốc tăng 14,2%, đạt 87,86 triệu USD, chiếm 3,4%.
 
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu rau quả 8 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2018, thì thấy phần lớn các thị trường tăng kim ngạch; trong đó tăng mạnh ở các thị trường: Indonesia tăng 271,2%, đạt 1,93 triệu USD; Lào tăng 185,5%, đạt 17,38 triệu USD; Italia tăng 160,7%, đạt 9,02 triệu USD; Hồng Kông tăng 158,3%, đạt 35 triệu USD.
 
Ngược lại, rau quả xuất khẩu sụt giảm mạnh ở một số thị trường như: Malaysia giảm 43,5%, đạt 20,59 triệu USD; Campuchia giảm 13,6%, đạt 1,86 triệu USD; U.A.E giảm 14,4%, đạt 22,94 triệu USD. Xuất khẩu rau quả giảm mạnh do một số mặt hàng chủ yếu giảm mạnh như: nhãn giảm 43%, sầu riêng giảm 20,2%, dừa giảm 30,8%, dưa hấu giảm 26,3%, chôm chôm giảm 7,3%...
 
Xuất khẩu rau quả tháng 9/2019 ước đạt 295 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 2,84 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2018. Ở chiều ngược lại, ước nhập khẩu rau quả tháng 9/2019 đạt 115 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2019 đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 6,8%. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 434 triệu USD, tăng hơn 24% và mặt hàng quả đạt 899 triệu USD, giảm 2,6%.
 
Thái Lan và Trung Quốc là hai thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2019 chiếm thị phần lần lượt 35,5% (giảm 3,2%) và 25,7% (tăng 19,8%) so với cùng kỳ năm 2018; tiếp theo là Mỹ, Asutralia, New Zealand tăng lần lượt 72,7%; 5% và 44,4%.
 
Các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTPP có hiệu lực sẽ mang lại cho ngành rau quả Việt Nam nhiều lợi ích khi các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi đi vào các thị trường "khó tính" như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... Tuy nhiên, mặt trái của các hiệp định này là sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài cũng thuận lợi đi vào thị trường Việt Nam với thuế nhập khẩu bằng 0%.
 

Nhìn lại 9 tháng đầu năm, thị trường nhiều loại trái cây trong nước diễn biến giảm do nhu cầu giảm, đặc biệt là từ quốc gia lân cận Trung Quốc với những điều kiện khắt khe về xuất khẩu. Tuy nhiên, trong tháng 8/2019, quả nhãn tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Australia sau vải, xoài, thanh long. Quả xoài được phép xuất khẩu vào thị trường Chile sau thanh long hứa hẹn nhiều tín hiệu khả quan cho ngành rau quả Việt Nam trong thời gian tới.

 

Xuất khẩu rau quả 8 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Thị trường

Tháng 8/2019

+/- so với tháng 7/2019 (%)*

8 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)*

Tổng kim ngạch XK

269.918.358

9,16

2.548.320.381

-5,31

Trung Quốc

159.874.330

10,8

1.754.305.107

-12,03

Mỹ

15.623.740

12,9

99.568.485

14,46

Hàn Quốc

11.239.644

-2,35

87.860.247

14,17

Nhật Bản

9.703.545

-7,36

80.505.742

8,33

Hà Lan

8.673.734

-4,72

57.662.680

39,19

Đài Loan (TQ)

7.922.802

6,92

38.351.702

50,44

Hồng Kông (TQ)

6.809.280

47,01

34.995.379

158,32

Thái Lan

3.209.433

-25,04

31.243.186

-9,75

Australia

3.956.265

2,51

26.884.553

15,98

U.A.E

2.332.329

-17,76

22.944.458

-14,35

Singapore

2.938.957

2,3

22.017.167

14,38

Malaysia

2.926.595

20,49

20.589.739

-43,53

Nga

2.713.005

-21,4

20.063.460

-7,9

Pháp

2.033.118

-1,02

18.124.296

18,11

Lào

2.383.888

-6,44

17.384.535

185,46

Canada

2.527.383

20,86

15.501.746

7,07

Đức

1.835.788

48,02

11.777.878

14,02

Ai Cập

1.225.658

-0,82

9.105.886

 

Italia

1.243.604

-7,48

9.020.266

160,72

Saudi Arabia

1.369.647

435,81

8.922.714

 

Anh

1.337.855

210,53

5.724.618

40,04

Thụy Sỹ

333.333

56,97

3.151.790

 

Kuwait

324.876

22

2.337.367

2,28

Indonesia

428.449

77,56

1.932.986

271,72

Na Uy

255.711

11,6

1.875.757

 

Campuchia

377.425

47,99

1.864.810

-13,58

Ukraine

32.670

-71,1

751.622

16,05

Senegal

136.973

128,4

609.580

 

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: VITIC.

Thủy Chung - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 418

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD