Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33460264
Xuất khẩu sắn 8 tháng đầu năm 2019 giảm mạnh
Thứ tư, 02-10-2019 | 08:17:15

Xuất khẩu sắn 8 tháng đầu năm sụt giảm mạnh trên 55% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

 

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng tháng thứ 2 liên tiếp; cụ thể, tháng 7 tăng 25,7% về lượng và tăng 24,3% về kim ngạch, tháng 8/2019 tăng tiếp 7,5% về lượng và tăng 8,7% về kim ngạch, đạt 180.725 tấn, tương đương 71,82 triệu USD.
 
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 1,54 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước; thu về 598,27 triệu USD, giảm 6,3%; Tuy nhiên, giá xuất khẩu tăng nhẹ 2,7%, trung bình đạt 388,2 USD/tấn.
 
Riêng mặt hàng sắn lát chiếm 16,7% trong tổng lượng và chiếm 9,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 257.993 tấn, tương đương 55,3 triệu USD, giảm mạnh 55,7% về lượng và giảm 56,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
 
Việt Nam xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn hầu hết sang thị trường Trung Quốc, chiếm trên 88% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,36 triệu tấn, tương đương 530,33 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 3,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên giá xuất khẩu tăng 4,3%, đạt trung bình 390,4 USD/tấn.
 
Ngoài ra, Việt Nam còn xuất sang Hàn Quốc 74.356 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, thu về 21,32 triệu USD, giảm 9,6% về lượng và giảm 12% về kim ngạch so với cùng kỳ; xuất sang thị trường Đông Nam Á 38.781 tấn, tương đương 16,76 triệu USD, giảm 14,8% về lượng và giảm 21,8% về kim ngạch; Đài Loan 18.166 tấn, tương đương 8,19 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 15% về kim ngạch.
 
Nguyên nhân khiến xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam giảm bởi xuất khẩu tinh bột sắn giảm mạnh cả chính ngạch và biên mậu. Nguồn cung và chất lượng sắn củ tươi giảm mạnh nên hầu hết các nhà máy chế biến tinh bột sắn đã tạm ngưng sản xuất khiến nguồn cung tinh bột sắn xuất khẩu khan hiếm.
 
Sắn được xem là 1 trong 10 loài cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ năm 2012. Tuy nhiên, hiện ngành sắn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ sự mất cân đối giữa hoạt động chế biến và vùng nguyên liệu, đặc biệt là việc Trung Quốc siết nhập khẩu qua đường tiểu ngạch và nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn.
 
Báo cáo của Hiệp hội Sắn cho biết hiện cả nước có 120 nhà máy sản xuất tinh bột sắn với tổng công suất trên 15,5 triệu tấn; trong khi đó, tổng diện tích trồng sắn của cả nước chỉ ở mức 500.000 - 530.000 ha/năm với tổng sản lượng 8,8 triệu tấn củ tươi. Như vậy, nguồn nguyên liệu cho sản xuất tinh bột sắn hiện thiếu tới 6,7 triệu tấn, điều này đồng nghĩa với việc ngành sắn đang ở tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
 
Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, khó khăn lớn nhất của ngành sắn hiện nay là chất lượng và tiêu chuẩn thấp, xuất khẩu quá nhiều theo đường tiểu ngạch khiến rủi ro thị trường lớn hơn, chính sách giá không được kiểm soát cao khiến sản phẩm sắn của Việt Nam thường bị thương nhân Trung Quốc ép giá. Các nhà xuất khẩu không liên kết, không đồng nhất về giá, thậm chí chấp nhận phá giá để xuất tiểu ngạch.
 
Hiệp hội đã làm việc với Trung Quốc để ổn định nguồn cung nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam, bên cạnh đó tăng số lượng các đơn vị xuất khẩu sang Trung Quốc; tuy nhiên về lâu dài cần ổn định được vùng nguyên liệu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tốt, đặc biệt là về giống.
 
Hiệp hội cũng đề nghị Bộ NN-PT-NT cùng các địa phương phối hợp để định hướng và quản lý quy hoạch ngành sắn, tránh phát triển nóng, chồng chéo dẫn tới cạnh tranh.

 

Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 8 tháng đầu năm 2019

 

Thị trường

8 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ (%)*

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Sắn và sản phẩm từ sắn

1.541.231

598.271.408

-8,76

-6,29

Riêng sắn

257.993

55.304.515

-55,67

-56,06

Trung Quốc đại lục

1.358.306

530.328.561

-7,76

-3,79

Hàn Quốc

74.356

21.321.468

-9,55

-12,03

Đông Nam Á

38.781

16.764.970

-14,8

-21,79

Philippines

19.892

8.517.151

-10,72

-16,97

Malaysia

18.889

8.247.819

-18,71

-26,22

Đài Loan (TQ)

18.166

8.188.519

-7,84

-14,96

Nhật Bản

6.093

1.443.213

-40,96

-43,13

Pakistan

709

331.838

 

 

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: VITIC.

Thủy Chung - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 588

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD