Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  153
 Số lượt truy cập :  33840886
Xuất khẩu sắn sang các thị trường 11 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh
Thứ năm, 27-12-2012 | 09:07:36

Ba năm trở lại đây, kim ngạch mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam luôn đạt trên 500 triệu USD, góp một phần không nhỏ vào tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản nói chung. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2012 cả nước xuất khẩu 252.864 tấn sắn và sản phẩm từ sắn, thu về 97,35 triệu USD; đưa tổng cả 11 tháng đầu năm 2012 lên 3,9 triệu tấn sắn và sản phẩm của sắn, trị giá 1,23 tỷ USD, cao hơn mức kỷ lục (960 triệu USD) đạt được trong năm 2011 và đạt mức tăng 58,9% về lượng và tăng 39,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.. Do nguồn cung hạn chế, dự báo xuất khẩu mặt hàng này tháng cuối năm có xu hướng giảm.

 

Hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng mạnh: Trung Quốc tăng 55,4% về lượng và 34,55% về giá trị; Hàn Quốc tăng 216% về lượng và 170% về giá trị; Đài Loan tăng 53,49% về lượng và 40,95% về giá trị; Philippin tăng 134,94% về lượng và 166,27% về giá trị; Malaysia tăng 99% về lượng và tăng 94,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng thị trường Nga có sự sụt giảm mạnh cả về lượng và giá trị với mức giảm tương ứng 73,13% và 78,85%.

 
 

Thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 11 tháng đầu năm 2012

 
 
 
Thị trường
 
 
T11/2012
 
11T/2012
 
% tăng, giảm T11/2012 so với T11/2011
 
% tăng, giảm 11T/2012 so với cùng kỳ
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(%)
Trị giá
(%)
Lượng
(%)
Trị giá
(%)
Tổng
252.864
97.351.224
3.898.884
1.233.849.188
+69,44
+65,71
+58,97
+39,66
Sắn
59.252
13.181.386
2.223.932
536.237.050
+177,57
+128,39
+53,80
+34,23
Trung Quốc
224.259
85.827.465
3.469.410
1.075.654.118
+86,39
+84,43
+54,43
+34,55
Hàn Quốc
6.568
1.669.412
155.106
40.670.042
+286,35
+161,87
+216,01
+169,98
Đài Loan
7.461
3.232.223
78.185
32.393.839
-27,78
-24,02
+53,49
+40,95
Philippines
4.760
2.126.323
43.836
18.999.886
+5,38
+10,66
+134,94
+166,27
Malaysia
3.841
1.709.729
28.547
12.114.693
-14,87
-11,83
+99,00
+94,43
Nhật Bản
680
306.000
10.764
3.595.429
-33,14
-32,33
+6,54
-4,94
Nga
0
0
385
171.390
*
*
-73,13
-78,85
 

Xuất khẩu sắn đạt được kết quả cao do nhiều yếu tố. Diện tích gieo trồng sắn khá lớn (năm 2011 đạt 560.000ha, cao gấp gần 2,4 lần năm 2000). Sản lượng sắn năm 2011 đạt 9,87 triệu tấn, cao gấp gần 5 lần năm 2000, cao gấp đôi tốc độ tăng của diện tích gieo trồng, chứng tỏ do xuất khẩu cao nên cùng với việc mở rộng diện tích là chăm sóc tăng năng suất.

 

Giá sắn xuất khẩu năm 2011 đạt 275,9 USD/tấn và 473,6 USD/tấn sản phẩm từ sắn. Đó là mức giá khá cao. Thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn lớn nhất là Trung Quốc (11 tháng đạt 1,08 tỷ USD, chiếm 87,2% tổng số), tiếp đến là Hàn Quốc 40,67 triệu USD, Đài Loan 32,39 triệu USD, Philippines 19 triệu USD, Malaysia 12,11 triệu USD,…

 

Mặc dù xuất khẩu sắn đạt được những kết quả như trên, nhưng không khỏi phải lo lắng. Diện tích gieo trồng sắn hiện đã được mở rộng rất lớn trong các loại cây ngắn ngày (năm 2011 chiếm 4,9% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm, chỉ kém lúa, ngô). Trong các tỉnh có diện tích và sản lượng sắn lớn là Tây Ninh, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Bình Phước... là những địa phương có thể phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao và bền vững hơn.

 

Trong khi cây sắn đối với vùng đất dốc giữ nước, giữ đất kém, đất chóng bạc màu. Điều quan trọng là thị trường xuất khẩu lại quá tập trung vào Trung Quốc, mà một bài học kinh nghiệm lớn trong xuất khẩu là tránh “bỏ trứng vào một giỏ” vì thường không ổn định, rất dễ bị “trục trặc” hoặc về lượng xuất khẩu, hoặc về giá cả, làm cho người trồng sắn dễ bị thiệt thòi…

 

Vì vậy, không nên mở rộng diện tích gieo trồng sắn; cũng không nên quá tập trung vào một thị trường; cần đẩy mạnh việc chế biến tiêu thụ ở trong nước, để tăng giá trị tăng thêm, tăng thực thu ngoại tệ.

 

Theo Vinanet

Trở lại      In      Số lần xem: 1845

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD