Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  49
 Số lượt truy cập :  34079120
Ảnh hưởng của đạm đến các đặc điểm nông học của các giống ngô lai đưa ra sản xuất ở các thập kỷ khác nhau

Ngô là một trong những cây đòi hỏi nhu cầu đạm (N) cao để đạt năng suất cao, 1 tấn ngô hạt ngô lấy từ đất từ 20 - 25 kg N (Muzilli & Oliveira, 1992). N đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý của cây ngô. Nó là cơ sở để tạo khả năng quang hợp của thực vật (Hageman & Below, 1984), nó kéo dài diện tích lá hữu hiệu, làm chậm già hóa bộ lá (Earl & Tollenaar, 1997);

Luís Sangoi(2), Márcio Ender(2), Altamir Frederico Guidolin(2), Milton Luiz de Almeida(3) and Valmor Antônio Konflanz(3)

(2)Universidade do Estado de Santa Catarina (UDESC), Dep. De Fitotecnia, Caixa Postal 281, CEP 88520-000 Lages, SC.

E-mail: a2ls@cav.udesc.br, ender@cav.udesc.br,; guidolin@cav.udesc.br; (3)UDESC, Dep. de Fitotecnia. CNPq scholar. E-mail:a2mla@cav.udesc.br, valmorkonflanz@bol.com.br

 

Ngô là một trong những cây đòi hỏi nhu cầu đạm (N) cao để đạt năng suất cao, 1 tấn ngô hạt ngô lấy từ đất từ 20 - 25 kg N (Muzilli & Oliveira, 1992). N đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý của cây ngô. Nó là cơ sở để tạo khả năng quang hợp của thực vật (Hageman & Below, 1984), nó kéo dài diện tích lá hữu hiệu, làm chậm già hóa bộ lá (Earl & Tollenaar, 1997); N quan trọng đối với sự hình thành bắp và hạt, góp phần xác định “sức chứa” ở ngô (Tollenaar và cộng sự,1994), và giúp duy trì số hạt trong suốt quá trình đẫy hạt, ảnh hưởng đến số lượng hạt và kích thước hạt thu hoạch (Huber và cộng sự, 1994; Jones và cộng sự, 1996). Một số tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của N đến các đặc điểm nông học chủ yếu trên cây ngô (McCullough và các cộng sự, 1994b; Sangoi & Almeida, 1994; Ernani và cộng sự, 1996). Thiếu N hạn chế sự phát triến của cây, phun râu chậm (Russel, 1991), giảm tốc độ tăng trưởng cây trước trỗ (McCullough và cộng sự, 1994a ), suy giảm chỉ số diện tích lá vào thời kỳ ngô trỗ và đẩy nhanh già hóa bộ lá (Wolfe và cộng sự, 1988).

 

Tiềm năng năng suất ngô tăng mạnh trong 50 năm qua, đặc biệt ở vùng ôn đới (Russel,1991; Tollenaar và cộng sự, 1994). Sự cải thiện năng suất đạt được chủ yếu do cải thiện di truyền ở những giống lai ưu tú, do gieo trồng được ở mật độ cây cao hơn, do tăng cường sử dụng phân bón hóa học, do giảm khoảng cách hàng gieo, do cải thiện kỹ thuật canh tác, do kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh tốt hơn (Carlone & Russel,1987; Dwyer và cộng sự, 1991; Tollenaar, 1991).

 

Trong quá trình tạo và đánh giá dòng thuần bố mẹ, độ phì của đất chưa được sử dụng trực tiếp làm phương tiện chọn lọc (Russel, 1991). Ngoài ra, chọn lọc di truyền thường được tiến hành ở mức N cao, để loại bỏ yếu tố biến động của N trong quá trình chọn lọc (Kamprath et al., 1982). Phương pháp này có thể giảm thiểu sự sai khác giữa các kiểu gen về hiệu quả sử dụng N để đạt năng suất cao. Hơn nữa, nó có thể góp phần vào việc đưa ra sản xuất các giống lai có tiềm năng năng suất cao nhưng cũng đòi hỏi đầu tư N cao để phát huy ưu thế nông học của nó. Việc sử dụng liều lượng N cao trong quá trình tạo giống ngô lai cũng có thể dẫn đến chọn lọc các kiểu gen sử dụng nhiều N (Carlone & Russel, 1987).

 

Các công bố hiện nay chưa đề cập đến sự thay đổi song hành giữa khả năng chịu thiếu đạm và hiệu quả sử dụng N của các giống ngô lai chọn lọc theo hướng tăng năng suất của Brazil đưa ra sản xuất ở các thập kỷ khác nhau. Chưa có kết quả so sánh nào ở điều kiện canh tác tương tự nhau, xem phản ứng của các giống ngô lai tạo ra cách đây 40 năm diễn ra như thế nào ở miền Nam Brazil.

 

 Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá những ảnh hưởng của liều lượng N đến năng suất và hiệu quả sử dụng N cho ngô lai ở các thập kỷ khác nhau tại miền Nam Brazil. Các thử nghiệm được thực hiện tại Lages, bang Santa Catarina. Thiết kế ô chia nhỏ được áp dụng. Lần lượt các giống lai Ag12, Ag28, Ag303 và Ag9012, được công nhận trong những thập kỷ 60, 70, 80 và 90 là ô chính. Mức N, tương đương với 0, 50, 100 và 200 kg/ha được bón thúc ở ô chia nhỏ, khi cây ngô đạt 6 lá thật.

 

Trung bình năng suất giống cho thấy giống ngô lai ở thập kỷ 90, Ag9012 đạt năng suất hạt cao hơn so với những giống lai ở các thời kỳ trước đó. Nếu thiếu lần bón thúc đạm không làm giảm năng suất mạnh ở giống ngô hiện đại so với giống ngô cũ trước đây. Khi bón liều lượng N cao, các giống ngô cũ Ag12 Ag28 hấp thu N nhiều hơn và có giá trị chất khô thân lá vào thời kỳ ngô trỗ cao hơn so với Ag9012. Tuy nhiên, các giống ngô cũ đạt năng suất hạt/bắp ít hơn, làm giảm năng suất hạt và giảm hiệu quả sử dụng N.

                                                           

Biên dịch: Đinh Thị Hương – Lê Quý Kha

Trở lại      In      Số lần xem: 1522

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD